Các chế độ cho công chức, viên chức làm công việc văn thư

Nhờ tư vấn cho trường hợp công chức, viên chức làm công việc văn thư có được hưởng các chế độ làm việc nặng nhọc, độc hại hay không? Tôi hiện nay làm trong trung tâm văn hóa cấp huyện, là tuyên truyền viên, thủ quỹ, văn thư. Nhưng nhiều năm qua tôi không được hưởng phụ cấp hay trợ cấp từ công tác văn thư, chỉ được phụ cấp 0,1 cho công tác thủ quỹ. Xin luật sư cho biết trường hợp này tôi có được hưởng thêm quyền lợi gì không và được quy định tại văn bản luật nào? Xin cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Sư Toàn Quốc,chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như  sau:

Nếu bạn làm công việc Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài tiệu, sách, báo, phim, ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ (thuộc danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành); bạn sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo Thông tư liên tịch 13/2013/TTLT-BLĐTBXH-BYT quy định chế độ bồi thường bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Nếu bạn muốn hưởng chế độ bồi thường bằng hiện vật thì bạn cần phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền kiểm định môi trường làm việc có yếu tố độc hại.

Ngoải ra với công việc văn thư lưu trữ được hưởng chế độ phụ cấp độc hại đối với công chức, viên chức. Căn cứ vào quy định của Công văn 2939/BNV-TL có quy định về mức hưởng đối với người làm công việc văn thư lưu trữ như sau:

Căn cứ quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm việc trong các kho lưu trữ thuộc các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước như sau:

1) Mức 2, hệ số 0,2 tính theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm các công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ.

2) Mức 3, hệ số 0,3 tính theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công việc khử trùng tài liệu, tu sửa phục chế tài liệu hư hỏng.

Cách tính trả phụ cấp độc hại, nguy hiểm được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Căn cứ vào quy định trên, nếu bạn trực tiếp làm các công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu, tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ thì đều đủ điều kiện để được hưởng chế độ phụ cấp độc hại.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *