Bảo hiểm xã hội tự nguyên và chính sách theo nghị định 116/2010/ NĐ – CP

Tôi sinh tháng 12 năm 1955, là CBKT của Sở X. 1992 cơ quan giải thể, tôi được công ty cho nhận 17 tháng lương, tương đương với 17 năm công tác. Đến năm 1995 tôi xin làm việc tại Hội LHPN huyện đến tháng 8/2010 huyện ủy, UBND huyện ra QĐ điều động tôi về làm Phó ban đại diện Hội NCT, đến cuối năm 2011 BHXH báo tôi đã quá tuổi lao động không thể đóng BHXH bắt buộc được và UBND huyện ra QĐ thống nhất chuyễn sang hợp đồng không kỳ hạn. Cho tôi hỏi về BHXH tự nguyện và chính sách theo quy định?

Trả lời:

Cảm ơn bác đã tin tường và gửi yêu cầu tới công ty Luật Sư Toàn Quốc! Sau đây, chúng tôi xin tư vấn yêu cầu của bác như sau:

Theo như bác trình bày, đến cuối năm 2011 BHXH báo bác đã quá độ tuổi lao động và bác chuyển sang đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đến nay.

Theo quy định của pháp luật, cụ thể là tại khoản 2 Điều 70 Luật bảo hiểm năm 2006:

“ 2. Trường hợp nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá năm năm so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm”.

Tính tới cuối năm 2011, bác đã quá tuổi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, tuy nhiên số năm đóng bảo hiểm xã hội của bác từ năm 1995 tới năm 2011 mới là 16 năm. Như vậy, bác thuộc trường hợp đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội.

Vậy, theo quy định nêu trên, bác được chuyển sang đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để chờ đủ điều kiện hưởng lương hưu. Khi chuyển sang đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì bác phải tự chi trả khoản tiền đóng bào hiểm này.

Cuối năm 2011, bác được ký hợp đồng không kỳ hạn, tiếp tục làm phó ban đại diện hội Người cao tuổi.

Thứ nhất, về chính sách theo nghị định 116/2010/NĐ – CP Về chính sách đối với cán bộ công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Chính sách này áp dụng cho người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, Hội người cao tuổi theo Luật người cao tuổi là tổ chức xã hội.

Điều 25. Hội người cao tuổi Việt Nam

  1. Hội người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội, đại diện cho nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi Việt Nam”.

Vậy, trường hợp của bác không được hưởng chính sách này của nhà nước.

Thứ hai, hiện tại, bác làm việc theo chế độ hợp đồng. Bác không còn tiếp tục nằm trong ngạch công chức nên bác không được hưởng phụ cấp cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *