Chế độ nghỉ dưỡng sức sau khi sinh đối với trường hợp sinh mổ?

Chế độ thai sản cho người lao động nữ sinh con được pháp luật bảo hiểm quy định như thế nào? Ngoài 6 tháng tiền lương người lao động còn được hưởng chế độ nào nữa hay không? Làm thế nào khi chế độ thai sản của người lao động không được bảo đảm? … Đây là những thắc mắc phổ biến của người lao động khi hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội, nếu bạn có thắc mắc về những vấn đề trên, hãy liên hệ với Luật Sư Toàn Quốc để được giải đáp.

1. Luật sư tư vấn về chế độ thai sản

Chế độ thai sản là một trong những chế độ quan trọng nhất khi người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng nắm được các quy định về chế độ thai sản của người lao động. Nếu bạn là người lao động đang hưởng hoặc đang mang thai bạn cần nắm chắc các quy định về điểu kiện được hưởng chế độ thai sản, các chế độ của bảo hiểm xã hội liên quan đến chế độ thai sản. Nếu bạn chưa có thời gian tìm hiểu, hoặc còn thắc mắc về chế độ thai sản, hãy liên hệ với Luật Sư Toàn Quốc hoặc bạn có thể gọi 0926 220 286 để được các luật sư có nhiều năm kinh nghiệp trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm giải đáp thắc mắc cho bạn các vấn đề như:

– Tư vấn điều kiện hưởng chế độ thai sản;

– Tư vấn chế độ thai sản của người lao động;

– Tư vấn thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh của người lao động;

– Tư vấn tất cả các vấn đề mà bạn thắc mắc về chế độ thai sản của người lao động.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống dưới đây để có thêm các thông tin tham khảo về điều kiện, chế độ, … hưởng chế độ thai sản, nghỉ dưỡng sức sau sinh:

2. Hỏi tư vấn về chế độ thai sản – nghỉ dưỡng sức sau sinh

Câu hỏi: Tôi là D, năm nay 33 tuổi, hiện tôi đang tham gia đóng Bảo Hiểm tại Quận X, tôi xin hỏi 1 vấn đề về chế độ dưỡng sức sau sinh như sau: Tháng 10/2014 tôi làm báo giảm để nghỉ chờ sinh và ngày 13/10/2014 tôi được chỉ định sinh mổ. Ngày 09/04/2015 tôi làm báo tăng để đi làm trở lại đồng thời làm chế độ dưỡng sức sau sinh nhưng kết quả lý do chưa được duyệt là : Chưa đi làm trở lại,

Theo tôi hiểu thì có lẽ trên giấy phẫu thuật ngày 13/10/2014 tôi mới mổ, thì sau ngày 13/04/2015 tôi mới được làm mẫu C70a-HD để hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh ( ngày 09/04/2015 tôi làm chế độ này là hơi sớm ). Nên sau khi không được duyệt với lý do trên, ngày 15/05/2015 tôi có làm lại mẫu C70a-HD và các giấy tờ có liên quan để nộp xin xét duyệt lại nhưng kết quả lý do không được duyệt là : Đã xuất toán đợt T4/2015. Vây tôi muốn hỏi trường hợp này tôi có đc hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh không? quy định trường hợp của tôi thế nào? Xin cảm ơn

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp, hiện bạn đã nghỉ đủ 6 tháng hưởng chế độ thai sản. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời gian nghỉ dưỡng sức và mức hưởng dưỡng sức sau sinh được quy định như sau:

Điều 37 – Luật bảo hiểm xã hội 2006. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản

1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm.

2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

Căn cứ vào quy định trên, khi đã hết thời gian hưởng chế độ thai sản và đi làm, nếu như cảm thấy sức khỏe còn yêu, bạn cso thể làm hồ sơ tiếp tục hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh.

Điều 17 – Nghị định 152/2006/NĐ-CP. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản theo khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;

b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:

a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;

b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.

Tại Điểm 10 Thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

10. Trong khoảng thời gian 30 ngày, tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.

Căn cứ vào các quy định trê, bạn hoàn toàn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản sau sinh. Về việc bên BHXH trả lời “ Đã xuất toán đợt T4 2015” thì bạn phải yêu cầu bên họ trả lời rõ về việc đã xuất này là như thế nào? Bởi trên thực tế bạn chưa được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh. Bạn cần làm đơn khiếu nại quyết định hành chính gửi đến người ra quyết định yêu cầu họ trả lời cụ thể bằng văn bản về việc không cho bạn hưởng chế độ dưỡng sức, căn cứ vào đâu, quy định nào về việc này.

————-

Câu hỏi thứ 2 – Đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp lần đầu theo Nghị định 116

Xin chào luật sư! Tôi sau khi ra trường cao đẳng và nhận bằng vào tháng 8/2010 và có nộp đơn xin vào dạy ở các trường trong huyện (nộp hồ sơ trước đó 1 tháng vì có bằng tạm thời) . Nhưng mãi đến giữa tháng 10/2010 mới được PGD xét về dạy tại trường thuộc vùng nông thôn có kinh tế đặc biệc khó khăn, nhưng chỉ dạy hợp đồng từ 1/10/2010 đến 30/5/2011. Luong lúc đó chỉ khoảng 1,4triệu/tháng thôi. Dạ xin hỏi luật sư vậy tôi có nằm trong diện đối tượng được trợ cấp lần đầu không. Và một vướn mắc nữa là một số đồng nghiệp ở tỉnh khác có cho biết là tường hợp của tôi là ra trường sau năm 2007 ( tức là từ 2007 trở lại đây ) sẻ được hỗ trợ 4 triệu/người phải không ạ?

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Đối tượng được hưởng các chế độ phụ cấp theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều Nghị định 116/2010/NĐ-CP về đối tượng áp dụng thì các đối tượng sau đến công tác ở cùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên đối với nữ và từ 5 năm trở lên đối với nam được hưởng trợ cấp lần đầu:

“Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:

1. Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;

2. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật và người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, kể cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;

3. Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này công tác ở các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này.

Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm người đang công tác và người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành”.

Như vậy, nếu anh/chị thuộc một trong các đối tượng nêu trên và đến công tác ở cùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên đối với nữ và từ 5 năm trở lên đối với nam được hưởng trợ cấp lần đầu.

Về thắc mắc hỗ trợ 4 triệu đồng/người chúng tôi không rõ bạn đang nói đến chế độ nào nên không thể tư vấn cho bạn.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *