Chế độ thai sản khi mang thai nhiều lần

Điều kiện hưởng chế độ thai sản có quy định hạn chế số lần sinh con không? Người lao động sinh con thứ ba có được hưởng chế độ thai sản không? Mức hưởng chế độ thai sản được tính như thế nào? Luật Sư Toàn Quốc giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật Bảo hiểm xã hội

Chế độ thai sản là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do thai sản dựa trên cơ sở đóng quỹ bảo hiểm xã hội.

Thực tế hiện nay cho thấy tình trạng người lao động chưa nắm rõ các quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản nói riêng và các chế độ khác của Luật Bảo hiểm xã hội nói chung là tương đối phổ biến. Vì vậy, nếu bạn chưa rõ về điều kiện hưởng chế độ thai sản, bạn nên tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật Bảo hiểm xã hội hoặc tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực này. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Sư Toàn Quốc để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến điều hưởng chế độ thai sản, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Hotline0926 220 286 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn trường hợp chế độ thai sản áp dụng với bao nhiêu lần mang thai

Câu hỏi: Luật sư cho hỏi về bảo hiểm thai sản khi đã 2 lần sinh con và đã được hưởng chế độ thai sản theo đúng quy định của luật Bảo hiểm xã hội. Hiện nay tiếp tục mang thai con thứ ba. Vậy khi sinh con thứ ba  có được cơ quan Bảo hiểm xã hội trả chế độ thai sản nữa không? Cụ thể: Chị tôi có thời gian công tác tại một nhà máy từ năm 2004. Đến nay đã 2 lần sinh con và đã được hưởng chế độ thai sản theo đúng quy định của luật Bảo hiểm xã hội.

Hiện nay chị lại tiếp tục mang thai con thứ ba. Vậy khi sinh con thứ ba chị có được cơ quan Bảo hiểm xã hội trả chế độ thai sản nữa không? Quá trình công tác của chị là liên tục và có tham gia đầy đủ BHXH, BHYT. BHTN? Xin trân trọng cảo ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”.

Theo quy định pháp luật, cho thấy khi lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con là trường hợp có thể được hưởng chế độ thai sản mà không phân biệt lần mang thai thứ bao nhiêu. Tức là chị bạn mang thai lần thứ ba thì vẫn có thể được BHXH chi trả theo chế độ thai sản.

Điều kiện đủ để được hưởng chế độ thai sản là người lao động phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Chị bạn làm việc tại nhà máy từ năm 2004 tới nay, trong thời gian làm việc có tham gia đầy đủ và liên tục BHXH. Xét về thời gian đóng BHXH chị bạn đã đáp ứng đủ điều kiện theo luật định.

Như vậy, khi sinh con thứ ba chị của bạn sẽ được cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả chế độ thai sản.

————-

Câu hỏi thứ 2 – Tư vấn điều kiện hưởng chế độ thai sản và BHYT khi sinh con

Chào luật sư, tôi đang có thắc mắc nhờ luật sư giải đáp về bảo hiểm xã hội. Tôi có quá trình đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại công ty tôi làm việc từ tháng 11/2016 cho đến tháng 8/2017. Tháng 9/2017 hợp đồng lao động chấm dứt và tôi đang mang bầu đc 5 tháng, tôi dự kiến sinh con vào tháng 2/2018. Như vậy tôi vẫn được hưởng bảo hiểm thai sản đúng không ạ? Khi kết thúc hợp đồng tôi đã nộp lại thẻ BHYT cho ngưòi sử dụng lao động. Tháng 2/2018, khi đi sinh tôi muốn được giảm chi phi sinh nở thì có cách nào không hay phải mua bảo hiểm y tế tự nguyện? Mong luật sư sớm hồi đáp. Cảm ơn luật sư nhiều!

Luật sư trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con

>> Bảo hiểm y tế tự nguyện được giảm chi phí khi sinh con?

Phạm vi 12 tháng trước sinh của chị được xác định là từ tháng 2/2017 đến tháng 1/2018, trong thời hạn này chị phải đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên. Như thông tin chị cung cấp thì trong thời hạn nói trên chị đã đóng BHXH được 7 tháng, gồm các tháng: 2;3;4;5;6;7;8/2017. Như vậy, dù chấm dứt HĐLĐ trước khi sinh con nhưng chị vẫn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Về bảo hiểm y tế, thì chị có thể mua bảo hiểm y tế tự nguyện theo hình thức hộ gia đình tại địa phương đang sinh sống.

Chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *