Chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức và người lao động thế nào?

Việc xây dựng thang bảng lương, các khoản chi liên quan đến chế độ của các công chức, viên chức ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn là mối quan tâm của những người làm kế toán – tài chính trong đơn vị. Vậy số tiền phụ cấp dôi dư sẽ được xử lý như thế nào? Luật Sư Toàn Quốc tư giải đáp vấn đề trên như sau:

1. Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, Ngân sách

Việc chi các khoản ngân sách Nhà nước trong công tác trả lương cho các cán bộ, công chức, viên chức luôn được toàn xã hội quan tâm. Khi thực hiện công tác này, cần đảm bảo việc chi tiêu có tính hợp lý, hợp pháp. Nếu bạn có thắc mắc về những vấn đề trên, hãy liên hệ qua Email của công ty Luật Sư Toàn Quốc hoặc liên hệ Hotline: 0926 220 286 Luật Sư Toàn Quốc sẵn sàng tư vấn mọi vấn đề mà bạn đang có thắc mắc.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tìn huống dưới đây để có thêm các thông tin và có thể đối chiếu với trường hợp của mình.

2. Hỏi về chi thu nhập tăng thêm của công chức, viên chức

Nội dung tư vấn: Kính gửi Luật sư, tôi có nội dung câu hỏi kính mong nhận được sự giải đáp như sau: Tôi hiện đang công tác tại một xã biên giới đặc biệt khó khăn, trong năm UBND xã được giao khoán quỹ tiền lương 23 biên chế bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp theo lương (phụ cấp chức vụ, công vụ, khu vực, biên giới, thu hút, lâu năm,…) và các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn). Tuy nhiên số biên chế được sử dụng thực tế trong năm thấp hơn so với số chỉ tiêu biên chế được giao đầu năm, mặt khác trong năm có một số đồng chí được cử đi học không ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; có đồng chí nghỉ thai sản hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội; có đồng chí điều chuyển sang công tác tại đơn vị khác, do đó quỹ tiền lương chi thực tế thấp hơn so với quỹ tiền lương được giao trong dự toán. Vậy, khi kết thúc năm ngân sách, phần kinh phí chi trả phụ cấp thu hút, phụ cấp lâu năm còn lại chưa sử dụng hết trong năm đơn vị có được phép sử dụng để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức và người lao động không? hay phải chuyển nguồn sang sử dụng trong năm tiếp theo. Kính mong được hướng dẫn, giải đáp. Trân trọng cảm ơn !

Trả lời: Cảm ơn chị đã gửi yêu cầu tư vấn tới Luật Sư Toàn Quốc. Với trường hợp của chị, chúng tôi tư vấn như sau:

Tại khoản 7, khoản 8 Điều 3 Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV quy định về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính như sau:

7. Sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được:

a) Kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao về kinh phí thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí tiết kiệm.

– Các hoạt động nghiệp vụ đặc thù; kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên giao thực hiện chế độ tự chủ, đã thực hiện xong đầy đủ nhiệm vụ, khối lượng theo dự toán được duyệt, đảm bảo chất lượng thì kinh phí chưa sử dụng hết là khoản kinh phí tiết kiệm.

– Các hoạt động nghiệp vụ đặc thù; kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên đã giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ nếu không thực hiện nhiệm vụ đã giao, không thực hiện đầy đủ số lượng, khối lượng công việc, hoặc thực hiện không đảm bảo chất lượng thì không được xác định là kinh phí tiết kiệm và phải nộp trả ngân sách nhà nước phần kinh phí không thực hiện; trường hợp nếu được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện (bao gồm cả trường hợp công việc đang thực hiện dở dang) thì được chuyển số dư kinh phí sang năm sau để tiếp tục thực hiện công việc đó và được phân bổ vào kinh phí giao tự chủ của năm sau; đối với công việc đã thực hiện một phần thì được quyết toán phần kinh phí đã triển khai theo quy định.

b) Kinh phí tiết kiệm được sử dụng cho các nội dung sau:

– Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động;

– Chi khen thưởng: Chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công việc và thành tích đóng góp ngoài chế độ khen thưởng theo quy định hiện hành của Luật Thi đua khen thưởng;

– Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể: Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể; hỗ trợ các ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm (kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam, ngày thương binh liệt sỹ, ngày quân đội nhân dân… ), trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất; trợ cấp ăn trưa, chi đồng phục cho cán bộ, công chức và người lao động của cơ quan; trợ cấp hiếu, hỷ, thăm hỏi ốm đau; trợ cấp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; hỗ trợ cho cán bộ, công chức và người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế; chi khám sức khỏe định kỳ, thuốc y tế trong cơ quan; chi xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi;

– Trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức: Số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

c) Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định phương án sử dụng kinh phí tiết kiệm nêu trên trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan sau khi đã thống nhất ý kiến bằng văn bản với tổ chức công đoàn cơ quan.

8. Chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức và người lao động:

a) Cách xác định:

Trong phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 (một) lần so với tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do nhà nước quy định để trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức và người lao động.

b) Trả thu nhập tăng thêm:

Trên cơ sở tổng nguồn kinh phí được phép chi trên đây, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho từng cán bộ, công chức và người lao động (hoặc cho từng bộ phận trực thuộc) theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người (hoặc từng bộ phận trực thuộc). Người nào, bộ phận nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả thu nhập tăng thêm cao hơn; không thực hiện việc chia thu nhập tăng thêm cào bằng bình quân hoặc chia theo hệ số lương. Mức chi trả cụ thể do Thủ trưởng cơ quan quyết định sau khi thống nhất ý kiến với tổ chức công đoàn cơ quan.”

Như vậy, căn cứ quy định trên, khi kết thúc năm ngân sách, phần kinh phí còn lại chưa sử dụng hết trong năm đơn vị có thể sử dụng kinh phí đó để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức và người lao động. Về phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức và người lao động thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 8, Điều 3 Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư Toàn Quốc về vấn đề chị hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, chị vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi – Số điện thoại liên hệ: 0926 220 286 để được hỗ trợ kịp thời.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *