Chính sách thôi việc theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP

Chính sách thôi việc theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP

Kính gửi công ty luật Toàn Quốc tôi xin tư vấn từ 12/ 9/1996 đến 1/12 /2017 tôi làm giáo viên dạy THCS 21 năm 3 tháng. – Đến 29/11/2017 tôi được SNV tỉnh đồng ý ra quyết định theo CV số 1496/SNV- CCVC “ V/v thôi việc theo nguyện vọng đối với viên chức và lao động hợp đồng.

Đến 30/11/2017 tôi được UBND huyện ra QĐ theo CV số 29/27/QĐ- CT UBND “ V/v cho viên chức và lao động hợp đồng thôi việc theo nguyện vọng”. Tôi được biết : NGHỊ ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ (Theo VB HD Số: 108/2014/NĐ-CP – Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014). Trong đó điều 10 của NĐ này ghi rõ : “Điều 10. Chính sách thôi việc 1. Chính sách thôi việc ngay Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này hoặc có tuổi đời dưới 58 tuổi đối với nam, dưới 53 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau: a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm; b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội. 2. Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau: a) Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng; b) Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề; c) Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm; d) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội; đ) Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm. 

1. Tôi xin hỏi VB trên(Nghị định 108/2014/NĐ-CP Về tinh giản biên chế) có còn hiệu lực thi hành không ? 

2. Chế độ chính sách đối với người thôi việc trước tuổi như trường hợp của tôi được trả theo NĐ 108/2014/NĐ-CP hay vẫn theo CV số 1496/SNV- CCVC “ V/v thôi việc theo nguyện vọng đối với viên chức và lao động hợp đồng” của SNV Vĩnh Phúc? 

3. Tôi được Hiệu trưởng nhà trường thông báo : PGD Sông Lô thông báo cắt lương của tôi từ tháng 12. Vậy theo điều 10 khoản 1 điểm a,b và khoản 2 điều 10 108/2014/NĐ-CP, tôi có được nhận tiền hỗ trợ này không ? Nếu có thì đơn vị nào chi trả ? Kính mong Luật Sư Toàn Quốc trợ giúp giải đáp vấn đề trên về chế đọ chính sách đối với người thôi việc giúp tôi. 

Tôi xin trân trọng cảm ơn !

 

Trả lời: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Luật Sư Toàn Quốc, với tình huống của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về hiệu lực của Nghị định 108/2014/NĐ-CP

 

Hiện tại thì Nghị định 108/2014/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực pháp luật và chưa có văn bản thay thế nghị định này.

 

Thứ hai, về luật áp dụng

 

Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp tinh giảm biên chế:

 

Điều 6. Các trường hợp tinh giản biên chế

 

1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

 

a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;

 

b) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;

đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.

 

e) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.

 

g) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành.

 

2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ) dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.

 

3. Viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.

5. Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử làm người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước, khi thôi làm đại diện phần vốn nhà nước, nhưng không bố trí được vào vị trí công tác mới.

 

6. Những người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho các hội thuộc danh sách dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

 

Như vậy nếu anh/chị thuộc một trong những trường hợp theo như quy định trên thì sẽ được nghị định 108/2014/NĐ-CP điều chỉnh.

 

Thứ ba, hỗ trợ trong trường hợp tinh giảm biên chế

 

Nếu anh/chị thuộc các trường hợp quy định tại Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì anh/chị cần xem xét mình có đáp ứng được hưởng chính sách thôi việc ngay hoặc chính sách thôi việc khi đi học nghề khi đáp ứng được một sô điều kiện nhất định.

 

+ Chính sách thôi việc ngay áp dụng với trường hợp có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi hoặc có tuổi đời dưới 58 tuổi đối với nam, dưới 53 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định thì sẽ được hỗ trợ:

 

a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;

 

b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.

 

+ Chính sách thôi việc khi đi học nghề áp dụng với trường hợp có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau.

 

a) Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng;

 

b) Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề;

 

c) Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm;

 

d) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;

 

đ) Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm.

 

Thứ tư, cơ quan thanh toán chính sách thôi việc

 

Căn cứ Điều 14 Nghị định 108/2014/ NĐ-CP quy định về trình tự thực hiện tinh giản biên chế:

 

“…

3. Bộ Nội vụ thẩm tra đối tượng tinh giản biên chế trên cơ sở danh sách đối tượng tinh giản biên chế do Bộ, ngành, địa phương gửi đến và gửi Bộ Tài chính để làm căn cứ cấp kinh phí thực hiện tinh giản biên chế.

 

4. Bộ Tài chính thẩm tra về việc tính toán chế độ chính sách, dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương và cấp kinh phí để thực hiện tinh giản biên chế.

 

5. Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức chi trả các chế độ chính sách cho từng đối tượng tinh giản biên chế”.

 

Như vậy, theo như quay định trên thì cơ quan của anh/chị có trách nhiệm chi trả những khoản tiền này.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư Toàn Quốc về vấn đề anh/chị hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, anh/chị vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi – Số điện thoại liên hệ: 0926 220 286 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Đào Thị Trà – Luật Sư Toàn Quốc

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *