Cổ đông có được tự do chuyển nhượng cổ phần hay không?

Cổ đông có được tự do chuyển nhượng cổ phần hay không?

Chuyển nhượng cổ phần được hiểu là việc cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần chuyển nhượng lại phần góp vốn, vốn góp của mình cho một cổ đông khác trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp mà không làm thay đổi cấu trúc vốn điều lệ.

1. Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Thông qua quá trình tiếp xúc và tư vấn pháp luật cho khách hàng liên quan đến các vấn đề doanh nghiệp, bộ phận tư vấn pháp luật của công ty Luật Sư Toàn Quốc nhận được rất nhiều yêu cầu tư vấn của khách hàng liên quan đến hoạt động chuyển nhượng vốn góp của các cổ đông trong công ty cổ phần.

Hoạt động chuyển nhượng vốn góp là hoạt động phổ biến trong công ty cổ phần nhưng việc chuyển nhượng cũng cần tuân thủ theo các quy định cụ thể của pháp luật. Để được tìm hiểu rõ hơn các quy định liên quan đến hoạt động chuyển nhượng cổ phần trong doanh nghiệp, quý khách hàng có thể liên hệ với công ty Luật Sư Toàn Quốc qua Email hoặc tổng đài 0926 220 286 để được hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của mình.

2. Chuyển nhượng cổ phần trong công ty

Nội dung tư vấn như sau: Công ty tôi là Công ty TNHH MTV, là doanh nghiệp quân đội trực thuộc Bộ X. Tháng 7 năm 201x Công ty tôi tiến hành cổ phần hóa theo phương án được Bộ X phê duyệt. Theo đó, công ty đã bán 110.000 cổ phiếu cho chị A tương đương số tiền 1,1 tỉ đồng và chị A đã chuyển tiền vào tài khoản của Công ty.

Vì chị A mua số cổ phần này với danh nghĩa người lao động của Công ty nên khi đấu giá không phải tham gia. Quá trình sau đó, công ty có chủ trương chuyển số cổ phần này về cổ phiếu phổ thông bình thường để chuyển lại cho chị A đứng tên nhưng đang trong giai đoạn Công ty đăng ký lên sàn chứng khoán C nên chưa được phép chuyển nhượng (quá trình đăng ký lên sàn C của Công ty đang tạm dừng vì thiếu 01 năm kiểm toán báo cáo tài chính 201x). Ngày 24/11/201x chị A đến Công ty và nói muốn mua cổ phiếu bình thường, ban lãnh đạo Công ty đã gặp và trao đổi các nội dung trên với chị A đồng thời giao hợp đồng ủy quyền của xx người lao động cho chị giữ và hứa sau khi lên sàn C xong sẽ làm thủ tục chuyển nhượng sang tên chị và chị đã đồng ý. Tuy nhiên sau đó chị A gọi điện nói không chấp nhận và đòi lấy lại tiền, lãnh đạo Công ty đã hẹn chị mấy lần gặp để trao đổi giải quyết nhưng chị không đến. Vậy trường hợp này chị A có được rút lại số tiền đã nộp về Công ty để mua cổ phần không và hướng giải quyết của Công ty như thế nào? 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Sư Toàn Quốc, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

Vì theo thông tin cung cấp “công ty có chủ trương chuyển số cổ phần này về cổ phiếu phổ thông bình thường để chuyển lại cho chị A đứng tên nhưng đang trong giai đoạn Công ty đăng ký lên sàn chứng khoán Upcom nên chưa được phép chuyển nhượng” không thể hiện chị A hiện tại đang giữ cổ phần phổ thông hay cổ phần khác cho nên khi nên sẽ đặt ra 2 tình huống như sau:

Trước hết nếu chị A là cổ đông phổ thông, tức do hiện tại chị đang giữ cổ phần phổ thông thì theo quy định tại Điểm d khoản 1 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014 chị sẽ có quyền chuyển nhượng cổ phần.

Điều 114. Quyền của cổ đông phổ thông

1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:

“d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.”

Đối chiếu với các quy định tại khoản 3 Đều 119 Luật Doanh nghiệp năm 2014 :

“3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.”

Và quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Doanh nghiệp năm 2014:

“1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.”

Như vậy nếu chị A là cổ đông phổ thông và phía công ty không có quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần thì có thể thỏa thuận về cổ phần của chị A sẽ được chuyển nhượng lại cho người khác hoặc chính các cổ đông khác trong công ty.

Thứ hai, nếu hiện tại chị A không giữ cổ phần phổ thông hoặc do trong điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng thì khi này chị A không thể thực hiện việc chuyển nhượng lại cổ phần này, việc rút lại khoản tiền đã mua cổ phiếu sẽ không được hoàn trả. Trường hợp chị A giữ cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập thì căn cứ theo quy định tại  Khoản 3, Điều 119 Luật doanh nghiệp năm 2014. Cụ thể:

Điều 119. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

….

3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

4. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.

Như vậy nếu chị A là cổ phần phổ thông như lại là cổ đông sáng lập thì khi này trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì chị A có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập, nếu chị A muốn chuyển nhượng cho một người ngoài thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Đồng thời khi này phía công ty có thể liên lạc với chị A để thông báo về việc chuyển nhượng phần vốn góp của chị A. Vì công ty đã có thông báo hẹn chị A đến giải quyết mà chị không đến thì khi này có thể ra thông báo không chấp nhận yêu cầu của chị hoặc hoãn lại phiên họp giải quyết đến khi chị A có mặt sẽ thực hiện việc thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần này. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư Toàn Quốc về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *