Có được hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc

Chào luật sư. Mình đang có vấn đề cần tư vấn về chế độ thai sản sau khi nghỉ việc. Bạn giúp mình nhé Mình đang làm việc tại ngân hàng X. Mình có thông tin mình đậu ngân hàng khác. Nên đã gọi điện trao đổi với lãnh đạo là tới đây mình sẽ nghỉ để lãnh đạo bố trí người dần. Đến nay mình vẫn còn chưa nộp đơn xin nghỉ việc. Mình vẫn tính làm việc hết tháng 6 mới nộp đơn. Đến ngày đổ lương thưởng của tháng 5. Mình ko được đổ và nhận mail.

Có thông tin là bạn nghỉ việc nên theo quy định người lao động đang trong quá trình thanh lý hợp đồng thì không được thanh toán. Trong khi đơn mình còn chưa gửi mà đã cắt từ tháng 5. Như thế có đúng luật không ạ. Nếu chưa nộp đơn và làm việc hết tháng 6. Tôi vẫn đc hưởng mọi quyền lợi đến ngày làm việc cuối cùng phải không ạ. Vì hiện giờ tôi cũng đang bầu 8 tháng. Bên mới tôi lại chưa đc nộp bảo hiểm. Bạn tư vấn luôn giúp mình để sao mình được hưởng chế độ thai sản luôn với. Mình hđlđ 3 năm. Đã công tác đc 2 năm. Cảm ơn bạn!

Tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Về vấn đề không trả lương:

Theo thông tin bạn cung cấp thì thông tin về việc bạn xin nghỉ việc không phải là căn cứ để chấm dưt hợp đồng lao động và tiến hành thủ tục thanh lý hợp đồng.

Do vậy, bên công ty không giải quyết lương thưởng cho bạn khi công ty chưa ra quyết định cho thôi việc đối với bạn là trái với quy định của pháp luật. Bởi lẽ, về nguyên tắc, người lao động cần được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2012:

“Điều 96. Nguyên tắc trả lương

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”

Hành vi của công ty có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP:

“Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”

Về vấn đề chế độ thai sản.

Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

…”

Như vậy, theo quy định trên thì lao động nữ mang thai, có tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được xác định như sau:

“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

…”

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư Toàn Quốc về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Có được hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ: 0926 220 286 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *