Có được thỏa thuận người lao động không được làm cho đối thủ cạnh tranh không?

Luật sư giải đáp thắc mắc về trường hợp người sử dụng lao động thỏa thuận khi chấm dứt hợp đồng người lao động không được làm cho các đơn vị đối thủ cạnh tranh. Nội dung tư vấn như sau:

Thưa luật sư, Tôi có thắc mắc về Hợp đồng Lao động và muốn hỏi luật sư. Tôi là người lao động, chuẩn bị ký hợp đồng lao động với một công ty tư nhân.  Trong HĐLĐ có quy định như sau: Trong vòng hai (2) năm kể từ ngày chấm dứt hợp đồng này, Người lao động đồng ý sẽ không làm việc cho các đối thủ cạnh tranh của người sử dụng lao động, hoặc không tự mình tiến hành hoạt động kinh doanh mang tính cạnh tranh với người sử dụng lao động. Nếu người lao động vi phạm, người sử dụng lao động, có quyền khởi kiện người lao động ra Tòa án Nhân dân có thẩm quyền. Nếu theo điều khoản này, người lao động không có cơ hội tìm việc cùng ngành và phải chuyển sang  ngành khác. Theo Luật sư, như vậy có được coi là Vi phạm luật Lao động không.? Xin chân thành cám ơn! 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Sư Toàn Quốc, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

Trước hết việc lựa chọn, tìm kiếm việc làm là quyền của người lao động được cụ thể hóa trong điều 5 Bộ luật Lao động năm 2012 như sau:

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

1. Người lao động có các quyền sau đây:

a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

Đồng thời tại điều 50 Bộ luật Lao động năm 2012  có quy định như sau:

Điều 50. Hợp đồng lao động vô hiệu

…..

2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

3. Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.

Như vậy đối chiếu với trường hợp của bạn pháp luật lao động không có quy định nào cấm người lao động làm việc cho công ty khác chỉ nghiêm cấm hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh hay các hành vi vi phạm về bí mật công nghệ theo quy định tại điều 23 BLLĐ năm 2012 “2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.”

Khi người lao động và người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng làm việc có nghĩa là quan hệ lao động chấm dứt cho nên khi thỏa thuận “Trong vòng hai (2) năm kể từ ngày chấm dứt hợp đồng này, người lao động đồng ý sẽ không làm việc cho các đối thủ cạnh tranh của người sử dụng lao động, hoặc không tự mình tiến hành hoạt động kinh doanh mang tính cạnh tranh với người sử dụng lao động. Nếu người lao động vi phạm, người sử dụng lao động, có quyền khởi kiện người lao động ra Tòa án Nhân dân có thẩm quyền” như vậy là không hợp lý. Khi thỏa thuận như vậy quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật lao động thì khi này phần điều khoản này sẽ bị vô hiệu.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư Toàn Quốc về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi – Số điện thoại liên hệ: 0926 220 286 để được hỗ trợ kịp thời.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *