Có được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội sau khi thôi việc ?

Người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng có thể tiến hành đóng bảo hiểm xã hội hay không? Việc gián đoạn đóng bảo hiểm xã hội ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động như thế nào? Điều kiện, trình tự, thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động? … Luật Sư Toàn Quốc tư vấn vấn đề trên như sau:

1. Luật sư tư vấn về bảo hiểm xã hội

Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện xảy ra thường xuyên tại các công ty vì nhiều lý do khác nhau. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động sẽ không có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Vì vậy, nếu người lao động muốn tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế họ sẽ phải tham gia bảo hiểm tự nguyện. Tuy nhiên không phải người lao động nào cũng nắm rõ các quy định liên quan đến đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, mức đóng và quyền lợi được hưởng của bảo hiểm xã hội tự nguyên.

Nếu bạn có thắc mắc về Điều kiện, mức đóng, quyền lợi được hưởng của bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc bất cứ vấn đề liên quan đến pháp luật lao động, bạn có thể đặt câu hỏi cho Luật Sư Toàn Quốc qua Email hoặc liên hệ Hotline: 0926 220 286 để được hướng dẫn, tư vấn.

Ngoài ra, nếu bạn còn có thắc mắc, chưa hiểu về đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn của chúng tôi dưới đây để có thêm các quy định pháp lý cũng như đối chiếu vào tình huống của mình.

2. Hỏi về bảo hiểm xã hội tự nguyên

Đề nghị tư vấn: Tôi tham gia bảo hiểm xã hội khi làm việc tại công ty tư nhân. Xin hỏi khi tôi không còn làm việc cho công ty này nữa và không tiếp tục làm việc ở một công ty khác nhưng cá nhân tôi muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội đã đóng thì bằng hình thức nào? và quy định thế nào? Mong văn phòng giải đáp sớm giúp tôi, tôi xin cảm ơn.

Tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Luật Sư Toàn Quốc. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Điều 2 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện.”.

Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cụ thể như sau:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;

b) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;

c) Người lao động giúp việc gia đình;

d) Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;

đ) Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

e) Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;

g) Người lao động đã đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

h) Người tham gia khác.

Các đối tượng quy định trên sau đây gọi chung là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Như vậy, trường hợp bạn không làm việc tại công ty thì bạn có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật bảo hiểm xã hội 2014:

” Điều 97. Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

1. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:

b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.”

Điều luật trên được hướng dẫn cụ thể tại Điều 24 Quyết định 595/QĐ- BHXH như sau:

“Điều 24. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH

1. Thành phần hồ sơ:

1.1. Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.

Như vậy, để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bạn cần điền tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH theo mẫu TK1-TS và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú.

———-

Câu hỏi thứ 2 – Đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm có được rút chế độ bảo hiểm xã hội một lần?

Xin chào luật sư. Bố tôi sinh năm 1959 công tác trong lực lượng công an nhân dân từ năm 1977 đến thời điểm này là tròn 40 năm tham gia đóng BHXH. Hiện bố tôi giữ quân hàm Thượng tá. Năm 2018 bố tôi đủ tuổi về nghỉ hưu theo chế độ. Tuy nhiên từ năm 2014 bố tôi bị ốm nặng, từ khi mổ đến nay sức khỏe yếu bố tôi không thể đi làm được hiện đang xin nghỉ theo chế độ nghỉ ốm từ năm 2014 đến nay. Do sức khỏe của bố tôi yếu Gia đình tôi muốn hỏi bố tôi có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần không? Nếu được thì thủ tục như thế nào a. Rất mong nhận được tư vấn của luật sư. Xin trân trọng cảm ơn.

Trả lời:  Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần, hưởng chế độ thất nghiệp

Theo đó, để xác định bố bạn có được rút bảo hiểm xã hội một lần hay không sẽ phụ thuộc vào việc bệnh tình của bố có thuộc danh mục những bệnh nguy hiểm đến tính mạng khác theo quy định của Bộ Y tế hay không. Nếu thuộc danh mục bệnh thì được hoàn thiện hồ sơ rút bảo hiểm một lần.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *