Công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội thì làm thế nào?

Cho tôi hỏi thắc mắc về doanh nghiệp không trả sổ BHXH như sau: Thời gian vừa qua do có công việc cá nhân ở nhà cần giải quyết tôi đã xin thôi việc tại công ty Cổ phần xây lắp và thương mại X. Sau khi nghỉ tôi có lên công ty để bàn giao lại các công việc còn giang dở mà tôi làm trước kia và viết đơn xin nghỉ việc đồng thời rút sổ bảo hiểm nhưng Giám đốc công ty không trả sổ bảo hiểm và đòi hỏi tôi phải bàn giao lại các dữ liệu của công ty rồi mới trả,

Tôi đã trình bày rõ là do tôi bị mất máy tính xách tay nên dữ liệu bị mất hết nên không dữ liệu để trả lại công ty. Vì vậy xin Luật Sư Toàn Quốc tư vấn giúp tôi xem có cách nào để lấy lại sổ bảo hiểm. Trường hợp mà công ty không trả thì tôi phải làm đơn tới cơ quan nào để có thể lấy lại được sổ bảo hiểm.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì việc bạn chấm dứt hợp đồng đối với người sử dụng lao động là đơn phương chấm dứt hợp đồng. Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động phải báo trước 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn, 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn. Căn cứ:

Điều 37 – Bộ luật lao động 2012. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người sử dụng lao động thì hai bên phải có nghĩa vụ hoàn trả lại nhau những gì có liên quan đến mỗi bên. Căn cứ:

Điều 47 – Bộ luật lao động 2012. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.

Căn cứ vào quy định trên, trong thời hạn 7 ngày hoặc tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn trả lại tất cả giấy tờ liên quan đến bạn bao gồm cả sổ BHXH cho bạn. Nghĩa vụ của hai bên là hai nghĩa vụ riêng biệt, việc bạn không bàn giao công việc không dẫn đến việc công ty không trả sổ BHXH cho bạn. Nếu như công ty không trả sổ BHXH cho bạn, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến công ty yêu cầu họ giải thích rõ về việc này, căn cứ theo quy định nào của pháp luật để quyết định không trả sổ BHXH cho bạn.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *