Công ty ký liên tiếp 3 hợp đồng dưới 3 tháng có được không?

Pháp luật lao động đã có những quy định cụ thể về các loại hợp đồng lao động, tùy thuộc vào tính chất và thời gian của công việc, hai bên có thể thỏa thuận để ký kết loại hợp đồng lao động phù hợp. Để hiểu rõ hơn về các loại hợp đồng này, bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

1. Luật sư tư vấn về hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Tuy nhiên, thực tế để trốn tránh vấn đề đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì các doanh nghiệp thường ký với người lao động các hợp đồng khoán, hợp đồng dịch vụ đối với các công việc có tính chất thường xuyên, lâu dài. Việc ký kết như vậy là không phù hợp với quy định pháp luật, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.

Do đó, nếu bạn gặp phải trường hợp này và để đảm bảo quyền lợi của mình bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 0926 220 286 để được giải đáp kịp thời.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống chúng tôi xử lý sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Công ty có được liên tiếp ký 3 hợp đồng dưới 03 tháng không?

Câu hỏi: Công ty X ký hợp đồng lao động thời hạn 6 tháng đối với chị B để tạm thời đảm nhiệm công việc của chị H trong thời gian chị H nghỉ thai sản. Nhằm mục đích trốn trách nghĩa vụ tham gia BHXH nên công ty và chị B có thỏa thuận với nhau là hai bên sẽ ký kết liên tiếp 3 hợp đồng: hợp đồng thứ nhất có thời hạn 2,5 tháng; hợp đồng thứ hai có thời hạn 2,5 tháng và hợp đồng thứ ba có thời hạn 2 tháng. Việc công ty làm có đúng không?

Trả lời:

Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc, trường hợp công ty X, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo Bộ Luật Lao động 2012: Điều 22. Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Theo quy định trên thì giới hạn số lần ký kết hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động với người lao động là tối đa 2 bản hợp đồng lao động xác định thời hạn. Do đó, khi công ty thực hiện ký liên tiếp 3 hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 3 tháng với 1 người lao động là không đúng với quy định của pháp luật.

Hơn nữa, mục đích ký kết hợp đồng lao động lại là nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội. Xét về hiệu lực của hợp đồng lao động thì đã có nội dung vi phạm pháp luật: nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ 3 là cơ quan Nhà nước: cụ thể là cơ quan bảo hiểm.

Tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội: Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Với hình thức và mục đích giao kết hợp đồng lao động trên giữa công ty X và người lao động đã có dấu hiệu của hành vi thỏa thuận không tham gia bảo hiểm xã hội, hành vi này được xem là trái với quy định của pháp luật, mà cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải chịu trách nhiệm cho hành vi vi phạm của mình.

Tóm lại, việc công ty thực hiện ký kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng mà 3 hợp đồng liên tiếp như vậy với người lao động là trái quy định của pháp luật, hợp đồng lao động này sẽ bị vô hiệu vì có mục đích trái với pháp luật, nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, do đó, phía công ty và người lao động chỉ có thể ký 1 hợp đồng lao động với thời hạn 6 tháng hoặc ký hợp đồng 1 dưới thời hạn 3 tháng và một hợp đồng xác định thời hạn với số tháng còn lại, mà tổng thời hạn của 2 hợp đồng là 6 tháng trong trường hợp này.

Nếu cố tình ký kết hợp đồng không đúng quy định của pháp luật, công ty và người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính cho hành vi vi phạm của mình.

———-

Câu hỏi thứ 2 – Thủ tục cộng nối thời gian đóng BHXH đối với người hoạt động trong quân đội?

Chào Luật Sư Toàn Quốc, cho tôi hỏi trường hợp: Chồng tôi năm 1977 có giấy báo đậu đại học và giấy báo đi nghĩa vụ quân sự, theo luật NVQS thời đó ưu tiên đi nghĩa vụ quân sự trước bảo lưu kết quả đại học. sau 3 năm 7 tháng hoàn thành NVQS chồng tôi về học ở trường ĐHSP Huế nay chồng tôi vừa mất chưa đến tuổi nghỉ hưu nên tôi hưởng tuất một lần. Do giấy ra quân của chồng tôi ghi là chuyển về địa chỉ của đia phương nên bây giờ người ta không tính 4 năm học đại học trong chế độ tuất. Tôi xin hỏi muốn được tính được 4 năm học đại học vào chế đọ tuất thì tôi phải cần bổ sung giấy tờ gì? Tôi xi chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể:

Điều 123. Quy định chuyển tiếp

6. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân, và công an nhân dân.

Theo đó, nếu sau khi xuất ngũ chồng bạn chưa được nhận trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp một lần thì thời gian 3 năm 7 tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Nên để cộng nối thời gian đóng thì bạn sẽ làm hồ sơ sau nộp cơ quan bảo hiểm quận/huyện nơi cư trú. Hồ sơ gồm:

+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

+ Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ; Sổ BHXH (nếu có);

+ Văn bản cấp có thẩm quyền xác nhận chưa hưởng chế độ (quy định chi tiết nêu ở phần trên);

+ Thời hạn giải quyết không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *