Công ty nợ bảo hiểm xã hội thì người lao động phải làm thế nào?

BHXH là chính sách an sinh xã hội cơ bản của nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động trong thời giant ham gia và thực hiện hợp đồng lao động, mà một trong những công cụ pháp lý để thực hiện chính sách đó là Luật Bảo Hiểm Xã Hội. Song, do nhiều nguyên nhân, thực tiễn áp dụng Luật BHXH đã nảy sinh rất nhiều vấn đề cần tiếp tục tháo gỡ để hoàn thiện.

1. Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội

Theo quy định của pháp luật khi tham gia quan hệ lao động người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng nợ tiền bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp vẫn còn phổ biến.

Tình trạng nợ BHXH kéo dài của các doanh nghiệp không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động mà còn gây rất  nhiều phiền toái cho cơ quan BHXH, các cơ quan quản lý lao động, kể cả gây bức xúc trong dư luận do chế tài xử lý nợ đọng BHXH còn hạn chế chưa giải quyết dứt điểm các doanh nghiệp nợ BHXH khiến người lao động khi chuyển nơi làm việc hoặc cần chốt lại thời gian để được hưởng chế độ chính sách gặp phải vô vàn khó khăn.

Vậy có giải pháp nào để giải quyết tình trạng nêu trên, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động hay không? Để được giải đáp cụ thể về vấn đề này, bạn có thể liên hệ với công ty Luật Sư Toàn Quốc thông qua các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số 0926 220 286 để được luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật bảo hiểm của chúng tôi tư vấn cụ thể về vấn đề này.

2. Giải pháp khi doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm

Câu hỏi: Thời gian đi làm và đóng BHXH: Tháng 10/2012 – 12/2012: Cty A tháng 4/2013 – 2/2014: Cty B, tháng 3/2014 – nay 7/2015: Cty C ko đóng BHXH Có 2 câu hỏi như sau: 1. Mình có rút được BHXH một lần hay ko? Cần chuẩn bị giấy tờ gì? Khi rút xong thì BHXH của cty D (Cty mới) sẽ được tính lại từ đầu phải ko? 2. Mình kiện Cty C ra tòa vì ko đóng BHXH dc ko? Có cần chuẩn bị giấy tờ gì ko? Mong phản hồi từ luật sư. Cám ơn Luật sư!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì hiện nay Công ty C nơi bạn làm việc đang nợ tiền BHXH, do đó việc chốt sổ BHXH sẽ rất khó khăn trong trường hợp này. Vì vậy, việc hưởng chế đọ BHXH 1 lần cũng rất khó khăn trong trường hợp này. Quy định về điều kiện hưởng chế độ BHXH 1 lần như sau:

Điều 55 – Luật bảo hiểm xã hội 2006. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

d) Ra nước ngoài để định cư.

2. Người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu. 

Hồ sơ hưởng chế độ BHXH 1 lần gồm:

– Đơn xin hưởng chế độ BHXH 1 lần.

– Sổ BHXH đã chốt.

– Quyết định thôi việc tại công ty cũ hoặc bản sao hợp đồng lao động hết hạn.

Căn cứ vào các quy định trên, để rút được BHXH 1 lần bạn phải chốt được sổ BHXH. Khi rút BHXH 1 lần, nếu đi làm ở công ty mới thì thời gian đóng BHXH của bạn sẽ phải tính lại từ đầu.

Hiện nay, bạn cần làm đơn yêu cầu gửi lên ban giám đốc Công ty C yêu cầu họ làm công văn gửi BHXH cam kết đóng BHXH còn nợ và xin ưu tiên đóng bù phần BHXH còn thiếu cho bạn trước theo quy định tại Công văn 2266/BHXH-BT:

2. Việc thu và ghi, xác nhận sổ BHXH của người lao động trong doanh nghiệp nợ tiền BHXH theo quy định tại Tiết đ, Khoản 1, Điều 62 Quy định kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH trong một số trường hợp:

b) Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ BHXH, BHYT, nếu giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH, thì giám đốc BHXH tỉnh xem xét, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết.

Nếu như trong trường hợp công ty không làm công văn và kiên quyết không đóng thì bạn yêu cầu công ty trả lời rõ ràng bằng văn bản về việc không đóng BHXH đồng thời làm đơn gửi phòng lao động thương binh xã hội quận/huyện nơi công ty có trụ sở yêu cầu họ giải quyết tranh chấp này.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *