Doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu thì người lao động có được bồi thường khi chấm dứt HĐLĐ không?

Hợp đồng lao động là gì? Khi nào người sử dụng lao động, người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi hợp đồng lao động chấm dứt? Trường hợp doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu thì người lao động có được bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động không?

1. Luật sư tư vấn về chấm dứt hợp đồng lao động

Quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác định là quan hệ lao động. Trong quan hệ lao động thì các bên có quyền thoả thuận về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên và nó được thể hiện thông qua hợp đồng lao động. Theo đó, khi một trong hai bên nhận thấy không phù hợp để tiếp tục hợp tác, làm việc cùng nhau nữa thì có thể chấm dứt hợp đồng lao động. Theo đó, để việc chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật thì phải thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Bộ luật lao động.

Tuy nhiên, làm thế nào để xác định được trường hợp người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không trái quy định pháp luật? Và quyền lợi của các bên được hưởng khi hợp đồng lao động chấm dứt là gì? Đây là một trong những vấn đề được người lao động và người sử dụng lao động đặc biệt quan tâm. Trường hợp bạn cũng có vướng mắc tương tự hoặc có thắc mắc liên quan đến lĩnh vực lao động thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Sư Toàn Quốc hoặc gọi Hotline0926 220 286 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu thì người lao động có được bồi thường khi chấm dứt HĐLĐ không?

Nội dung tư vấn: Xin chào Công Ly Luật Sư Toàn Quốc. Xin phép làm ơn giải đáp dùm em thắc mắc sau với ạ !Em là nhân viên tập đoàn Viễn Thông A, có hợp đồng lao động vô thời hạn được hơn 5 năm nay. Nay công ty Viễn Thông A đã ký xong hợp đồng bán lại cho tập đoàn V. Công ty Viễn Thông A đã thoả thuận miệng với nhân viên lúc vừa ký hợp đồng xong là bồi thường cho nhân viên có hợp đồng vô thời hạn là 45 ngày lương, hợp đồng có thời hạn là 30 ngày lương.Sau đó Viễn Thông A bắt buộc nhân viên phải ký hợp đồng với Vin nếu không sẽ SA THẢI (coi như nhân viên tự ý nghỉ việc không báo trước  và không được bồi thường). Hiện tại, đã rất nhiều người ký hợp đồng với Vin theo yêu cầu của Viễn Thông A, đang trong thời gian thử việc bên V  (Vẫn phải trải qua cuộc phỏng vấn với V  như bao cty khác để được nhận việc) Có lẽ phỏng vấn quá nhiều nên Vin chấp nhận 100% nhân viên Viễn Thông A qua V làm nhưng vẫn phải thử việc 2 tháng, sau đó V sẽ xem xét lại và Viễn Thông A quay ra giở trò, không trả tiền bồi thường trợ cấp thôi việc với lý do đã ký hợp đồng với Vin thì nên chuyên tâm làm việc với V.  . 

Hỏi: Vậy xét theo hợp đồng lao động, nhân viên Viễn Thông A đã ký hợp đồng với V  có được đền bù theo luật lao động hay không ạ? Và em có thể làm hồ sơ nộp ở đâu để yêu cầu được giải quyết việc sự việc trên?Mong chờ hồi âm sớm từ phía Luật Sư Toàn QuốcEm xin chân thành cám ơn

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi thông tin đến Luật Sư Toàn Quốc, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ về loại hợp đồng bạn giao kết và thời gian bắt đầu làm việc với Tập đoàn Vin thời điểm nào và Công ty viễn thông A của bạn có phải đóng cửa là vì lý do giải thể, phá sản hay sáp nhập, chia, tách hay không…Cho Nên không thể xác định chính xác bạn có được nhận khoản bồi thường từ phía Công ty Viễn Thông hay không. Do đó chia làm 2 trường hợp như sau:

Thứ nhất, Đối với trường hợp công ty Viễn Thông A chuyển quyền sở hữu cho Tập đoàn Vin:

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 về Trách nhiệm lập phương án sử dụng lao động, tính trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người sử dụng lao động trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp của Nghị định 05/2015/NĐ-CP  hướng dẫn chi tiết như sau:

1. Trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, người sử dụng lao động trước đó có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động.

2. Người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động theo phương án sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tính trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động.

3. Người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian tại doanh nghiệp sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản theo phương án sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều này, khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm tính trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động đối với thời gian người lao động làm việc thực tế cho mình và trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp trước khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, kể cả thời gian làm việc tại khu vực nhà nước được tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.

4. Trường hợp người sử dụng lao động của doanh nghiệp sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp tiếp tục thực hiện chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp thì người sử dụng lao động trước và sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản có trách nhiệm thực hiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này”.

Đối với trường hợp của bạn, bạn đang còn thời hạn hợp đồng với công ty Viễn Thông A đang làm, nhưng công ty Viễn Thông A đã chuyển giao toàn bộ nghĩa vụ cho Tập đoàn Vin. Thì trường hợp này Tập đoàn Vin phải nhận chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Nếu trong trường hợp bạn phải chấm dứt hợp đồng lao động theo phương án sử dụng lao động của công ty thì công ty viễn Thông A có trách nhiệm tính trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động năm 2012.

Thứ hai, trường hợp Công ty Viễn Thông A bị chấm dứt hoạt động,sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp:

Căn cứ theo quy định tại Điều 45 về Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã của Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

1. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

2. Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động trước đó phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

3. Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều này, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này

Căn cứ theo quy định Tại Điều 46 về Phương án sử dụng lao động của Bộ Luật lao động năm 2012 về phương án sử dụng lao động như sau:

1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;

b) Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;

c) Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở”.

Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Đối với trường hợp này tập đoàn Vin phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Nếu như công ty Viễn Thông  đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 38 của Bộ luật lao động năm 2012 thì phải chịu trách nhiệm trả lương, trả và chốt sổ bảo hiểm và phải có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm và các quyền lợi khác cho bạn vì đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật và không được tự ý sa thải người lao động khi chưa có căn cứ để chấm dứt.

Đối với trường hợp của bạn, nếu như công ty viễn thông không giải quyết quyền lợi cho bạn thì bạn có thể gửi đơn khiếu nại lần đầu đến công ty, trường hơp công ty không giải quyết hoặc bạn không đồng ý với quyết định của công ty thì bạn tiếp tục khiếu nại lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện ra Tòa án để tiến hành giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư Toàn Quốc về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *