Giải quyết chế độ tai nạn lao động trước năm 1995

Luật sư tư vấn đối với trường hợp chậm hưởng chế độ tai nạn lao động. Nội dung tư vấn như sau:

Câu hỏi: Chú tôi năm nay 57 tuổi (sinh năm 1960), bị tai nạn lao đông khi đang làm nhiệm vụ vào ngày 28/10/1985, khi đó là công nhân thợ hàn, của một Công ty xây dựng-Thuộc Bộ XD. (Chấn thương sọ não và ổ bụng do tai nạn lao động, gây chấn động não, vỡ tiểu tràng) được cấp cứu và điều trị từ ngày 28/10, ra viên ngày 30/11/1985. Năm 1997, đã làm hồ sơ xin được hưởng chế độ tai nạn lao động nhưng chưa được giải quyết (Các cơ quan chức năng thiếu trách nhiệm, đùn đẩy lẫn nhau không hướng dẫn, không giải quyết, chưa được giám định y khoa …), Hiện vẫn chưa được hưởng bất cứ chế độ gì về tai nạn lao động. Qúa trình công tác Chú tôi đã chuyển đến làm việc ở đơn vị mới  khác (không làm việc tại đơn vị cũ bị tai nạn lao động) Về hồ sơ liên quan đến vụ tai nạn lao động đang còn lưu giữ gồm: 1/ Biên bản hiện trường tai nạn lao động viết tay, có chữ ký của các thành phần liên quan gồm: Người lập biên bản, Tổ trưởng sản xuất, Kỹ thuật công trình, Chủ nhiệm công trình, Phó giám đốc xí nghiệp, Công đoàn xí nghiệp ký đóng dấu. (Biên bản gốc lập năm 1985) 2/ Giấy ra viện của bệnh viện Quân Y 5, nơi cấp cứu, điều trị (bản gốc lập năm 1985) 3/ Văn bản của Công ty (người sử dụng lao động khi bị tai nạn) gửi Sở LĐTB&XH, Bảo hiểm XH ; Giám định Y Khoa tỉnh; Đề nghị cho giám định thương tật để giải quyết chế độ cho người lao động theo chế độ hiện hành. (Bản gốc lập năm 1997) 4/ Văn bản Thanh tra nhà nước về an toàn lao động của Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh  V/v nạn nhân được hưởng chế độ TNLĐ. (Bản gốc lập năm 1997) XIN HỎI: +Trường hợp của Chú tôi có thể xin được hưởng chế độ tai nạn lao động không? +Nếu được thì các thủ tục hồ sơ đầy đủ gồm những gì? như thế nào? Bắt đầu tư đâu? Căn cứ văn bản pháp lý nào ? +Trách nhiệm của cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình trước đây không giải quyết chế độ cho Chú tôi như thế nào? +Có được truy lĩnh chế độ tai nạn lao động của thời gian trước không ? Khi biết tường tận về thông tin này tôi thấy bất bình và thương Chú tôi đã quá thiệt thòi. Hiện sức khỏe của Chú tôi rất yếu do vết thương tai nạn lao động tái phát, đang nghỉ việc, chờ tuổi đời hưởng lương hưu tháng, cuộc sống rất rất khó khăn. Vì vậy tôi khẩn thiết  Kính mong được sự quan tâm giúp đỡ tư vấn cụ thể các vấn đề liên quan đến việc giải quyết chế độ giúp Chú tôi sớm được hưởng chế độ tai nạn lao động theo qui định.

Trả lời: Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Luật Sư Toàn Quốc, với yêu cầu của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì chú bạn bị tai nạn lao động từ năm 1985. Năm 1997 đã làm hồ sơ hưởng chế độ tai nạn nhưng chưa được giải quyết. Đối với trường hợp của chú bạn thì có thể yêu cầu công ty cũ của chúc bạn làm hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động chậm so với thời hạn quy định. Theo đó, căn cứ theo quy định tại điều 61 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết chế độ tai nạn lao động chậm so với thời hạn quy định. Cụ thể:

Điều 61. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chậm so với thời hạn quy định

1. Trường hợp vượt quá thời hạn giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 59 và khoản 1 Điều 60 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Trường hợp giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chi trả tiền trợ cấp chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của bản thân người lao động hoặc của thân nhân của người lao động được hưởng chế độ tử tuất.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn thì chú bạn phải mang tất cả những giấy tờ hiện chú đang giữ nộp lên công ty mà tại thời điểm bị tai nạn lao động để yêu cầu được giải quyết chế độ ( Bao gồm: Biên bản hiện trường tai nạn lao động viết tay, có chữ ký của các thành phần liên quan: Người lập biên bản, Tổ trưởng sản xuất, Kỹ thuật công trình, Chủ nhiệm công trình, Phó giám đốc xí nghiệp, Công đoàn xí nghiệp ký đóng dấu. (Biên bản gốc lập năm 1985) ; Giấy ra viện của bệnh viện Quân Y 5, nơi cấp cứu, điều trị (bản gốc lập năm 1985); Văn bản của Công ty (người sử dụng lao động khi bị tai nạn) gửi Sở LĐTB&XH, Bảo hiểm XH ; Giám định Y Khoa tỉnh; Đề nghị cho giám định thương tật để giải quyết chế độ cho người lao động theo chế độ hiện hành. (Bản gốc lập năm 1997);  Văn bản Thanh tra nhà nước về an toàn lao động của Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh…). Theo đó, công ty chú bạn sẽ phải là hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động lên cơ quan bảo hiểm xã hội quận, huyện nơi công ty có trụ sở kèm theo một văn bản giải trình lý do chậm giải quyết chế độ cho người lao động.  Nếu việc chậm giải quyết không phải do lỗi của người lao động thì cơ quan bảo hiểm phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư Toàn Quốc về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi – Số điện thoại liên hệ: 0926 220 286 để được hỗ trợ kịp thời.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *