Giải quyết vấn đề chia di sản thừa kế của các anh em cụ nội cho di sản thừa kế ông nội như thế nào?

Giải quyết vấn đề chia di sản thừa kế của các anh em cụ nội cho di sản thừa kế ông nội như thế nào?

Nhà cụ em có 3 anh em. Cụ của em và 2 cụ nữa. Cụ của em đẻ ra ông nội của em trong khi đó 2 cụ kia thì không có con trai mà chỉ có con gái. Khi 2 cụ chết có viết 1 tờ giấy di chúc để lại viết rằng toàn bộ số đất và nhà ở của các ông sau này chết đi thì sẽ để lại cho ông nội em.Cho đến năm nay mấy đứa cháu ngoại của em khởi kiện gia đình em đòi lại đất mà đất đấy từ lúc 2 cụ cho nhà em làm nhà từ năm 1992 đến giờ. Mong các luật sư tư vấn và định hướng giải quyết ?

Nội dung tư vấn: Em chào các luật sư. Em muốn được tư vấn và hỏi về quyền thừa kế đất. Cụ thể như sau: Nhà cụ em có 3 anh em. Cụ của em và 2 cụ nữa. Cụ của em đẻ ra ông nội của em trong khi đó 2 cụ kia thì k có con trai mà chỉ có con gái. Trước Khi 2 cụ chết có viết 1 tờ giấy di chúc để lại viết rằng toàn bộ số đất và nhà ở của các ông sau này chết đi thì sẽ để lại cho ông nội em vì ông nội em là con trai và để thờ cúng các cụ luôn. Thời điểm viết giấy cho ông nội em là năm 1992. Và trước cũng như khi các cụ chết 1 mình ông nội em và bố mẹ em lo cho các cụ mồ yên mả đẹp, thờ cúng hàng năm, các con gái  và cháu không thấy bén mảng tới. Cho đến năm nay mấy đứa cháu ngoại của em khởi kiện gia đình em đòi lại đất mà đất đấy từ lúc 2 cụ cho nhà em làm nhà từ năm 1992 đến giờ.

Em mong được các luật sư tư vấn và định  hướng giải quyết ạ. Em xin cảm ơn và mong được phản hồi sớm ạ.

Trả lời tư vấn:  Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Sư Toàn Quốc. Trường hợp bạn đang gặp phải, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Do bản di chúc do 2 cụ anh em của cụ bạn lập vào năm 1992 do đó sẽ áp dụng luật theo Pháp lên thừa kế năm 1990 để xác định tính hợp pháp của bản di chúc này. Theo quy định tại Pháp lệnh thừa kế năm 1990 có quy định tại Điều 12 về Di chúc hợp pháp như sau:

1- Di chúc hợp pháp là di chúc do người từ đủ mười tám tuổi trở lên tự nguyện lập trong khi minh mẵn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Điều 13 về Nội dung bản di chúc của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 gồm:

1- Trong bản di chúc phải ghi rõ: Ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi thường trú của người lập di chúc; họ, tên người được hưởng di sản; tên cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; tài sản, quyền về tài sản để lại cho người, cơ quan tổ chức được hưởng; nơi có tài sản đó. Nếu người lập di chúc giao nghĩa vụ cho người thừa kế thì phải nêu rõ là giao cho ai, nghĩa vụ gì.

2- Trong bản di chúc phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Đối với trường hợp của bạn chia sẻ 2 cụ anh em của cụ bạn có để lại di chúc để lại toàn bộ số đất và nhà ở hai cụ cho ông nội của bạn theo đó bản di chúc viết phải đảm bảo theo quy định tại  Điều 17 về Di chúc viết không có chứng thực, xác nhận có quy định như sau:

Di chúc viết không có chứng thực, xác nhận như quy định tại các Điều 14, 15, 16 của Pháp lệnh này chỉ được coi là di chúc hợp pháp, nếu đúng là do người để lại di sản tự nguyện lập trong khi minh mẫn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật.

Do ở đây bạn không nói rõ cho nên chưa xác định được rằng bản di chúc của 2 cụ anh em của cụ bạn có hợp pháp hay không. Do đó sẽ phân làm hai trường hợp như sau:

Thứ nhất, là bản di chúc viết tay của hai cụ là hợp pháp theo quy định tại điều 17 của pháp lệnh thừa kế năm 1990 thì đối với trường hợp này ngoài việc ông nội bạn được hưởng thừa kế theo di chúc thì còn những người được di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định tại điều Điều 20, của pháp lệnh thừa kế năm 1990 như sau:

Trong trường hợp không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu như di sản được chia theo pháp luật, thì những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng ít nhất là hai phần ba suất đó, trừ trường hợp họ là người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này:

a) Cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên không đủ khả năng lao động và túng thiếu;

b) Con chưa thành niên.

Cho nên ở trường hợp này ngoài ông nội bạn được hưởng thừa kế theo di chúc thì chỉ có Cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên không đủ khả năng lao động và túng thiếu, con chưa thành niên của 2 cụ được hưởng 2/3 suốt di sản thừa kế theo pháp luật. Nếu như trong trường hợp mà Cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên không đủ khả năng lao động và túng thiếu, Con chưa thành niên không còn hoặc các con của 2 cụ không thuộc trường hợp được hưởng 2/3 suất di sản thừa kế theo pháp luật thì ông nội bạn được hưởng toàn bộ số di sản 2 cụ để lại theo di chúc để lại.

Thứ hai, là bản di chúc viết tay của 2 cụ không hợp pháp theo pháp lệnh thừa kế năm 1990 do người để lại di sản không tự nguyện lập trong khi minh mẫn, bị lừa dối và trái với quy định của pháp luật thì trong trường hợp này  sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Theo  quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 25 về Những người thừa kế theo pháp luật có quy định như sau:

1- Những người thừa kế theo pháp luật gồm có:

a) Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Cho nên theo như quy định ở trên ông nội của bạn không thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật do đó vấn đề hưởng di sản thừa kế không được đặt ra. Trong trường hợp này chỉ có mẹ, cha, vợ và các con của cụ được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.

Như bạn đã chia sẻ ở trên cháu ngoại của em khởi kiện gia đình em đòi lại đất mà đất đấy từ lúc 2 cụ anh em của cụ bạn cho ông nội bạn làm nhà từ năm 1992 đến giờ. Trong trường hợp này gia đình bạn cần phải có căn cứ chứng minh rằng di chúc mà 2 cụ viết để lại toàn bộ di sản thừa kế cho ông bạn là hợp pháp để khi khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho gia đình bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư Toàn Quốc về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi – Số điện thoại liên hệ: 0926 220 286 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
CV tư vấn: Vi Thị Huyền- Công Ty Luật Sư Toàn Quốc.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *