Hồ sơ sửa đổi thông tin cá nhân trong sổ bảo hiểm xã hội

Qua tra cứu dữ liệu, người lao động thấy thông tin cá nhân trên sổ bảo hiểm xã hội không trùng khớp với hợp đồng lao động, vậy người lao động cần phải giải quyết vấn đề này như thế nào?

1. Tư vấn về thủ tục điều chỉnh thông tin cá nhân trên sổ BHXH

Khi người lao động phát hiện thông tin cá nhân trên sổ bảo hiểm xã hội của mình bị sai, vậy người lao động cần giải quyết như thế nào để bảo vệ quyền lợi cho mình. Đây là câu hỏi mà không ít khách hàng liên hệ với Luật Sư Toàn Quốc để tư vấn. Nếu bạn cũng có vướng mắc tương tự hoặc có bất kỳ câu hỏi nào khác thì hãy liên hệ với Luật Sư Toàn Quốc bằng cách gửi câu hỏi tư vấn hoặc Gọi: 0926 220 286, chúng tôi sẵn sàng giải đáp cho bạn những nội dung sau đây:

+ Thủ tục, hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân trên sổ BHXH;

+ Thẩm quyền điều chỉnh thông tin cá nhân trên sổ BHXH;

+ Thời hạn giải quyết về điêu chỉnh thông tin cá nhân trên sổ BHXH;

Ngoài ra, Luật Sư Toàn Quốc gửi đến bạn đọc bài tư vấn về thủ tục, hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân trên sổ bảo hiểm xã hội, kính mời bạn đọc tham khảo.

2. Thủ tục điều chỉnh thông tin cá nhân trên sổ BHXH

Hỏi: Chào luật sư, cho tôi hỏi lúc trước tôi có làm công ty nhưng vì không đủ tuổi nên đã thổi tuổi. Và giờ tôi đã có sổ bảo hiểm. Giờ tôi muốn sửa thì cần thủ tục như thế nào. Và cho tôi hỏi thêm luôn là nếu em lên bảo hiểm xã hội huỷ bỏ sổ bảo hiểm thi sau này được cấp lại không. Có được hưởng đầy đủ quyền lợi không? Quy định thế nào?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 2 Công văn số 102/BHXH-THU về việc điều chỉnh thông tin cá nhân, chức danh công việc và quá trình đóng BHXH, BHTN có quy định về điều chỉnh thông tin cá nhân như sau:

– Khi phát hiện sai lệch thông tin cá nhân như: thông tin về nhân thân (họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính) hoặc thông tin khác (số, ngày và nơi cấp CMND, địa chỉ thường trú) thì lập hồ sơ để điều chỉnh, bổ sung.

Lưu ý:

* Không điều chỉnh địa chỉ thường trú đối với trường hợp người lao động thay đổi nơi thường trú sau thời điểm lập hồ sơ tham gia BHXH.

* Không điều chỉnh số CMND đối với trường hợp người lao động thay đổi CMND do thay đổi nơi thường trú

* Không điều chỉnh thông tin về ngày và nơi cấp CMND đối với trường hợp người lao động thay đổi CMND do cấp mất, cấp đổi CMND…

– Hồ sơ điều chỉnh lập theo Phiếu giao nhận hồ sơ số 302/…/SO, bao gồm:

+ Văn bản đề nghị (mẫu D01b-TS): ghi rõ lý do điều chỉnh và cam kết, chịu trách nhiệm của đơn vị: 1 bản.

+ Biểu D07-TS: 3 bản.

+ Bản sao CMND đối với trường hợp điều chỉnh họ tên, ngày tháng năm sinh nếu trong tờ thông báo ghi sai họ tên, ngày tháng năm sinh, hoặc không ghi ngày tháng sinh: 1 bản/người.

+ Sổ BHXH, tờ bìa sổ mới, thẻ BHYT, bản ghi quá trình đóng BHXH, BHTN… (nếu có) đối với những trường hợp cần phải in lại, do điều chỉnh thông tin cá nhân có liên quan.

Lưu ý:

* Đối với trường hợp giấy CMND không có ngày tháng năm sinh thì sử dụng giấy tờ thay thế như: giấy khai sinh; giấy cải chính hộ tịch của cơ quan tư pháp có thẩm quyền, bằng cấp, chứng chỉ; lý lịch Đảng viên, lý lịch CNV khai hoặc được cấp trước thời điểm đăng ký tham gia BHXH, để có cơ sở điều chỉnh.

* Trường hợp thông tin trên tờ thông báo chỉ có số CMND nhưng thiếu ngày và nơi cấp CMND thì lập biểu D07-TS bổ sung, không cần nộp các hồ sơ khác và sổ BHXH.

* Trường hợp sổ BHXH ghi đúng nhưng thông tin trên tờ thông báo sai, thì photo trang 3 sổ BHXH (hoặc trang 2 tờ bìa sổ mới) kèm theo biểu D07-TS, không cần nộp các hồ sơ khác.

* Trường hợp CMND (và những giấy tờ thay thế khác) của người lao động chỉ có năm sinh nhưng trên tờ thông báo ghi ngày tháng sinh là 01/01 hoặc 01/07 thì đơn vị không cần điều chỉnh (khi in tờ rời hằng năm cho NLĐ sẽ để trống ngày tháng sinh).

– Thời hạn trả kết quả 10 ngày làm việc.

Thành phần hồ sơ về điều chỉnh nhân thân (họ, tên, ngày tháng năm sinh) cụ thể bao gồm:

1. Công văn đề nghị của đơn vị (mẫu D01b-TS) (Lưu ý: nộp tại cơ quan BHXH tham gia cuối cùng).

2. Danh sách đề nghị thay đổi thông tin của người tham gia (mẫu D07-TS, 03 bản)

3. Đơn đề nghị của người tham gia (mẫu D01-TS)

4. Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân (Bản sao có chứng thực)

5. Sổ bảo hiểm xã hội mẫu cũ hoặc Tờ bìa sổ BHXH mẫu mới

6. Các tờ rời sổ BHXH

7. Bản ghi quá trình đóng BHXH, BHTN (mẫu 07/SBH) – nếu có

8. Thẻ BHYT cũ còn thời hạn sử dụng (nếu có điều chỉnh)

9. Trường hợp cải chính hộ tịch – nếu có: Văn bản đính chính các loại hồ sơ, giấy tờ của đơn vị quản lý và cơ quan có thẩm quyền (Bản sao có chứng thực)

Bên cạnh đó, nếu sau này bạn có hủy sổ thì khi tiếp tục tham gia bảo hiểm, bạn sẽ lại được cấp sổ mới. Và việc thay đổi thông tin này không làm ảnh hưởng đến quyền lợi về bảo hiểm xã hội của bạn.

—————

Câu hỏi thứ 2 – Thủ tục rút BHXH một lần khi bị mất sổ bảo hiểm

Xin chào văn phòng luật sư Mình là Đạt Mình có 1 vấn đề mong được giúp đỡ . Mình làm cho 1 cty của nhật bản từ năm 2008-2016. Thời gian đó mình đóng bảo hiểm đầy đủ . Hiện giờ mình đã nghỉ việc ở cty tại Việt nam và đang sống và làm việc tại nhật bản . Mình không đóng bảo hiểm tại Việt Nam! Nữa và thời gian nghỉ việc cũng đc 1 năm . Mình muốn tư vấn cách lấy bảo hiểm 1 lần . Vấn đề của mình ở đây là mình không có sổ bảo hiểm gốc . Mà mình chỉ có số sổ bảo hiểm thôi . Vậy nếu trường hợp không có sổ bảo hiểm mà chỉ có số sổ bảo hiểm thì có cách nào lấy được tiền bảo hiểm không ? Và nếu mình thuê dịch vụ lấy giúp thì phí như nào ạ . Xin cảm ơn và mong câu trả lời từ văn phòng luật sư .

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị mất

> Thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội một lần

Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

“1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

…”

Như vậy, trong hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội một lần bắt buộc phải có sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp anh bị mất sổ BHXH thì cần làm thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội với lý do bị mất. Hồ sơ, thủ tục cấp lại sổ:

– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)

– Chứng minh thư.

Hồ sơ anh nộp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cuối cùng chốt sổ bảo hiểm xã hội cho anh. Sau khi có sổ BHXH anh có thể làm hồ sơ để hưởng BHXH một lần.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *