Hỏi tư vấn về các chế độ đối với tai nạn lao động

Chào luật sư, theo em được biết thì trong NĐ 95/2013/NĐ-CP thì chỉ phạt tiền 500-1.000.000 đồng đối với người không báo cáo nơi có nguy cơ gây tai nạn lao động. cho em hỏi nếu trong công ty xảy ra 1 vụ tai nạn lao động đứt 3 gân ngón tay. Nếu cấp trên không cho báo cáo và không có chế độ bồi thường hợp lý thì xử phạt công ty đó như thế nào? Hoặc nếu xảy ra kiện thì công ty đó sẽ chịu mức phạt nhẹ và nặng như thế nào? Mong được tư vấn. Xin cảm ơn.

Trả lời tư vấn. Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Sư Toàn Quốc, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, về điều kiện hưởng chế độ do tai nạn lao động:

Khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định, người lao động được hưởng các chế độ về tai nạn lao động khi bị tai nạn thuộc 1 trong các trường hợp sau:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Trường hợp thứ nhất, người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc nhưng không được đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp này người người sử dụng lao động phải có trách nhiệm:

– Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

– Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động thì công ty nơi bạn đang làm việc phải thanh toán  trợ cấp ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Trường hợp thứ hai, người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thanh toán trợ cấp cho người lao động.

Điều 42, Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định người lao động suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung; Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Thứ hai, về xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 95/2013/NĐ –CP, hành vi không thanh toán các chế độ cho người lao động bị tai nạn lao động theo quy định bị phạt tiền từ 5000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đồng thời  buộc trả trợ cấp, bồi thường cho người lao động cộng với khoản tiền tính theo lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt của số tiền trợ cấp, bồi thường.

Trường hợp người sử dụng lao động không báo cáo, điều tra tai nạn lao động và không thực hiện chi trả các chế độ tai nạn lao động, người lao động có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tới phòng Lao động thương binh và xã hội hoặc gửi đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân nơi công ty có trụ sở.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *