Hỏi về biệt phái công chức

Nội dung yêu cầu tư vấn: Em xin được tư vấn thêm về luật chuyển công tác đối với viên chức. Nếu thời gian được tuyển dụng vào viên chức đủ 3 năm thì khi chuyển công tác có thể được xét đặt cách để giữ lại biên chế, vậy thời gian 3 năm đó có được tính cả thời gian tập sự là 9 tháng kể từ ngày được tuyển dụng vào viên chức không ạ? Em xin chân thành cảm ơn các anh chị luật sư tư vấn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Khoản 3 Điều 23 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, có quy định như sau:

“3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá phẩm chất, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Nếu người tập sự đạt yêu cầu sau thời gian tập sự thì quyết định hoặc làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền quản lý viên chức ra quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp. Nếu người tập sự không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự thì thực hiện theo Khoản 1 Điều 24 Nghị định này.”

Theo đó, sau khi kết thúc thời gian tập sự, nếu xét thấy đạt yêu cầu thì cấp có thẩm quyền quản lý viên chức ra quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp hay nói cách khác là vào biên chế Nhà nước. Do vậy, điều kiện mà bạn đề cập đến là khi chuyển công tác có 3 năm kinh nghiệm là không có cơ sở.

Bạn cũng lưu ý rằng, Điều 22. Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự, thì “…3. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương…”

Mặt khác, Điều 36  Luật Viên chức 2010  quy định về biệt phái viên chức như sau:

“Điều 36. Biệt phái viên chức

1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.

2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.

3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.

4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức….

….6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.”

Như vậy, khi kết thúc thời hạn biệt phái (chuyển công tác) viên chức sẽ trở về đơn vị cũ để công tác và giữ nguyên biên chế.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *