Hỏi về trường hợp hưởng bảo hiểm y tế tự nguyện khi khám trái tuyến

Cho em hỏi, em có mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở tỉnh Quảng Nam đã hơn 6 tháng kể từ lúc mang thai. Nhưng khi sinh em muốn sinh ở bệnh viện 600 giường Thành phố Đà Nẵng. Hộ khẩu thường trú của em ở Quảng Nam. Vậy khi sinh em có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không?. Và nếu có thì được hưởng bao nhiêu % không?.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sư Toàn Quốc, trường hợp của bạn chúng tôi đã tư vấn tại bài viết tương tự như sau:

>> Mức bảo hiểm y tế được hưởng khi khám chữa bệnh trái tuyến

Bạn vui lòng tham khảo để có thêm thông tin.

—————-

Câu hỏi thứ 2 – Điều kiện chuyển người bệnh lên bệnh viện tuyến trên

Chào luật sư,Em muốn được tư vấn về luật bảo hiểm y tế. Bố em bị bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối hiện đang nằm tại bệnh viện Đa khoa tỉnh  nhưng bác sĩ ở đây điều trị hơn 2 tuần nhưng kết quả bố em vẫn không khả quan hơn, ăn uống không được. Gia đình em mong muốn được chuyển lên tuyến trên  nhưng bác sĩ ở bệnh viện tuyến dưới nhất quyết không đồng ý. Xin hỏi luật sư có cách nào để bố em được chuyển tuyến lên bệnh viên trên không ?Rất mong nhận được hồi đáp từ luật sư. Em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Về điều kiện chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới lên bệnh viện tuyến trên được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT:

“1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;

b) Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;

c) Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4)”.

Như vậy, người bệnh có thể được chuyển lên tuyến trên để điều trị khi bệnh viện tuyến dưới không đủ điều kiện về năng lực chuyên môn, kỹ thuật để điều trị. Tuy nhiên, việc xác định bệnh viện có đủ điều kiện về chuyên môn, kỹ thuật hay không phụ thuộc vào tình trạng bệnh và năng lực chẩn đoán, điều trị và danh mục cơ sở kỹ thuật của bệnh viện. Nếu như gia đình cảm thấy bệnh viện không đủ điều kiện chữa trị thì có thể yêu cầu bác sĩ giải thích thêm về tình trạng bệnh và có thể khiếu nại lên Giám đốc bệnh viện để được xem xét giải quyết.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *