Không ký hợp đồng lao động, người lao động có bị xử lý kỷ luật khi vi phạm không?

Tôi đã làm việc cho công ty 4 năm, nhưng không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản, tôi tự ý thay đổi nội quy lao động của công ty thì có bị xử lý nặng không, cụ thể trường hợp của tôi như sau, xin được tư vấn:

Tôi tên N. Tôi làm việc tại cty nói trên được 4 năm. Tôi là NVBH nhưng được giao phó làm CHT, thời gian đầu rất gian nan nhưng cv đâu vào đó,cty luôn tin tưởng tôi tuyệt đối không bao giờ làm ảnh hưởng đến uy tín của cty.

Nhưng làm 4 năm rồi Tôi chưa kí hợp đồng nào cả. Hỏi cty rồi nói chờ rồi cho qua. Gần cuối năm 2014 tôi có được BHYT mà thôi.

Năm 2015 có 1 vài sai sót nhỏ như:

– Tôi có kê khai lương không trung thực.

– Tôi không làm đúng thời gian làm việc.

– Tôi có mang hàng xách tay vào gian hàng bán( chỉ có 1 cái thôi) và đổi sản phẩm của cty nhưng nó không còn tồn tại.( chỉ làm thời gian ngắn)

Do tâm lí gần đây không tốt nên có vài xử lí với nv hơi nóng vội và thời gian đầu mới làm tôi không quyết đoán với nv của mình,tôi không đối xử tệ với nv và luôn tin tưởng cv tuyệt đối. Tôi cho các bạn tự làm mọi việc như sắp xếp ca làm,thời gian vào ca tự do… Tôi rất thoải mái nhưng khi nhìn lại thì rất rối ren. Tôi quyết định làm lại trật tự và nội quy gian hàng. Có lẻ tôi đã sai và tìm đường chưa đúng. Có lẻ nv thấy tôi ít lên gian hàng mà chấm công tăng ca và đươc hưởng nhiều hơn nv. Tôi đã sai khi cho họ xem bảng lương. Những vấn đề tôi tự ý lập lại nội quy mà cty cho là tôi làm cho nội bộ bị cho TTTM biết. Có lẻ vì những lí do trên tôi kg chấm thêm công cho các bạn mà tôi ở không mà hưởng cao. Do đó nv đã gọi thẳng cty nên có buổi họp của cty cùng các nv. Tôi không ngờ nv đã nói hết tất cả mọi vấn đề trên. Tôi cũng không có lí do nào để chốn tránh trách nhiệm mình đã làm.

Tôi có viết bản tường trình với nội dung y trên

Và việc cuối cùng cty ra quyết định: tôi bị đình chỉ cv và tước chức vụ trong thời gian 2 tháng kể từ ngày 3/6/2015.

Tôi nghĩ việc tôi làm không ảnh hưởng đến cty,đó là lần đầu tôi mắc phải vì do nhân viên đố kị do tôi không công bằng nên sự việc xảy ra như vậy nhưng cty gửi quyết định Tôi thấy hơi nặng.

Vậy cho Tôi hỏi Tôi không kí họp đồng lao động thì những trường hợp xảy ra như trên tôi có kỷ luật nặng vậy không,tôi có bị mất hết lương không. Tôi bị đình chỉ 2 tháng chờ quyết định cuối cùng thì Tôi phải chờ đợi hay sao.

Trả lời:

Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc, trường hợp của chị, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về hành vi không ký hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động:

Theo Bộ Luật Lao động 2012, Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động

1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.

Theo nghị định 95/2013/Nđ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,..

Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Theo đó, khi nhận người lao động vào làm việc, công ty phải có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động với người lao động, và chịu trách nhiệm hành chính cho hành vi vi phạm này của mình.

Việc giữa chị và công ty không thực hiện ký kết hợp đồng lao động nhưng chị đã làm việc với thời hạn trong công ty là trên 3 tháng, thì coi như giữa 2 bên đã xác lập quan hệ lao động theo pháp luật lao động.

Khi đó, với tư cách là người lao động trong công ty, chị vẫn phải có nghĩa vụ tuân thủ nội quy lao động của công ty, và tuân thủ pháp luật về lao động, khi có sự vi phạm kỷ luật của công ty, chị vẫn phải chịu trách nhiệm kỷ luật theo quy định của nội quy công ty và theo pháp luật lao động.

Thứ hai, về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động:

Tùy theo nội dung quy định của nội quy công ty về hình thức xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm của chị: là việc chị tự ý thay đổi nội quy công ty, công việc sai thẩm quyền cho phép với vị trí công việc hiện tại của chị.

Việc đình chỉ công việc:

Theo Bộ Luật Lao động 2012,

Điều 129. Tạm đình chỉ công việc

1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Do đó, trong thời gian bị đình chỉ công việc, chị phải đợi quyết định từ phía công ty về hành vi vi phạm của chị, hình thức xử lý đối với vi phạm nếu được xác định là có vi phạm kỷ luật. Chị không bị trừ hết phần lương được hưởng theo tháng làm việc, nhưng được tạm ứng trước 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc, và sau khi hết thời hạn tạm đình chỉ, nếu không có sự vi phạm kỷ luật, chị được làm việc trở lại bình thường thì không phải trả lại số tiền đó, và được trả lương cho 2 tháng bị tạm đình chỉ.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *