Ký hợp đồng lao động cam kết không mang thai có vi phạm không?

Người sử dụng lao động có thể cấm người lao động mang thai được không? Nếu sai thì bị xử phạt như thế nào? Luật Sư Toàn Quốc giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật lao động

Thực tế hiện nay cho thấy tình trạng doanh nghiệp áp dụng các quy chế, thỏa thuận theo cảm tính, vi phạm quy định của pháp luật lao động và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động như thỏa thuận về việc lao động nữ không được mang thai trong quá trình làm việc, thỏa thuận về việc không tham gia bảo hiểm xã hội,…

Nếu bạn gặp phải vấn đề vướng mắc trong những trường hợp như vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật hoặc hỏi ý kiến luật sư chuyên môn trước khi đưa ra phương án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Sư Toàn Quốc để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến quyền của người lao động, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 0926 220 286 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn trường hợp người lao động cam kết không mang thai khi ký hợp đồng lao động

Nội dung yêu cầu tư vấn: Luật Sư cho em hỏi là em đang làm cho một công ty tư nhân, công ty có cho em ký phụ lục hơp đồng là phải làm việc trên 01 năm mới được mang thai vậy luât pháp có quy định như vậy không? Công ty đo có phạm luật không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về hiệu lực của phụ lục hợp đồng.

Điều 24 Bộ luật lao động 2012 quy định về Phụ lục hợp đồng lao động, như sau:

“1. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động…”

Như vậy, phụ lục hợp đồng sẽ có hiệu lực tương đương với hợp đồng lao động.

Thứ hai, về quy định người lao động phải làm việc trên 1 năm mới được mang thai

Theo Điều 15 Bộ luật lao động 2012 thì“Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”

Điều 17 quy định về Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

“1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.”

Như vậy, hợp đồng lao động trước hết là sự thỏa thuận của các bên, mà sự thỏa thuận này phải tự nguyện và không trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Cho đến nay, pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể nào về vấn đề này. Bởi vậy, không thể đưa ra khẳng định quy định người lao động phải làm việc sau 1 năm mới được mang thai là vi phạm điều cấm của pháp luật.

Mặt khác, phụ lục hợp đồng cũng được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên. Bởi vậy, quy định này vẫn có thể được các bên thực hiện dựa trên sự tự nguyện, không ép buộc.

Song, Điều 155 Bộ luật lao động 2012 cũng quy định người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lý do mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi…  Đây được coi là quy định thể hiện nguyên tắc đảm bảo đời sống cho lao động nữ đang mang thai. Bởi vậy, kể cả trong trường hợp đã có sự thỏa thuận trước trong hợp đồng, thì người sử dụng lao động cũng không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với lao động nữ vì lý do mang thai.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *