Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi không đăng kí kết hôn?

Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi không đăng kí kết hôn?

Luật sư tư vấn vụ việc thực tế về việc giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi không có đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tôi muốn nhơ tư vấn của luật sư về việc tôi muốn quyền nuôi con. Tôi kết hôn hơn 2 năm nhưng hai vợ chồng tôi không đăng ký. Chúng tôi được một Cháu hiện tại gần 3 tuổi khai sinh Cháu mang ho đằng Vơ, chúng tôi ở với nhau gần 3 năm nay vơ tôi muốn chia tay nên chúng tôi chia tay mỗi người 1 nơi,  hiện tại Vơ con tôi về ở bên ngoại ở cùng Ông ngoại va anh trai. Bên nhà Vơ tôi hoàn cảnh bình thường mọi người đều không có công việc ôn định nên điều kiện còn nhiều khó khăn. Tôi muốn hỏi là liệu tôi có quyền tranh chấp quyền nuôi con không? Nếu có thì làm thế nào? Xin nhơ luật sư tư vấn giúp tôi.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn về công ty Luật Sư Toàn Quốc. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Thứ nhất, về thủ tục nhận con

Do bạn không nói cụ thể mà chỉ đề cập rằng cháu mang họ mẹ, nên trong trường hợp đứa bé làm giấy khai sinh không có tên bạn, thì bạn phải đăng kí nhận con tại Uỷ ban nhân dân xã nơi bạn cư trú theo Luật Hộ Tịch 2014.

“Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.”

Thứ hai, về việc giành quyền nuôi con

Do hai vợ chồng bạn chỉ ở với nhau mà không đăng kí kết hôn nên việc giành quyền nuôi con sẽ được giải quyết tương tự như trường hợp ly hôn.

Căn cứ Khoản 1 Điều 68 Luật hôn nhân gia đình 2014 :

“1.Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

 Theo đó, dù không đăng kí kết hôn, bạn và vợ bạn vẫn có những quyền và nghĩa vụ tương đương nhau đối với con.

 Con gái bạn năm nay gần ba tuổi, tức là dưới 36 tháng tuổi, do đó, theo quy định của pháp luật : “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con” thì người mẹ sẽ được quyền nuôi con để đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc do bạn nuôi nếu người mẹ không đủ điều kiện theo quy định của điều luật trên hay bạn và mẹ đứa bé có thỏa thuận để bạn nuôi đứa bé.

Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn và mẹ đứa bé không thỏa thuận được về việc nuôi con, nên khi bé dưới 36 tháng tuổi như hiện nay, nếu bạn muốn giành được quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh mẹ bé không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con (về thu nhập, chỗ ở ổn định, môi trường sống, điều kiện quan tâm đến con….)

Tuy nhiên, nếu như tòa xử cho mẹ bé được nuôi con khi bé dưới 36 tháng, thì sau khi bé được 36 tháng tuổi, bạn có thể khởi kiện ra tòa yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014:

“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Theo đó, để giành được quyền nuôi con, bạn phải chứng minh vợ bạn không có đủ điều kiện trực tiếp chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con (về sức khỏe, học tập, tinh thần…) và bạn có đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con hơn vợ bạn thì Tòa sẽ căn cứ vào đó để ra phán quyết.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp về nuôi con thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Nên để tiến hành thủ tục khởi kiện đòi quyền nuôi con, bạn phải gửi đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân cấp huyện (Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi vợ bạn đang cư trú.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư Toàn Quốc về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi – Số điện thoại liên hệ: 0926 220 286 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: luatsutoanquoc.com – Luật Sư Toàn Quốc

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *