Ly hôn khi cả hai vợ chồng đều ở nước ngoài thì giải quyết như thế nào?

Ly hôn khi cả hai vợ chồng đều ở nước ngoài thì giải quyết như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân khiến vợ, chồng không thể tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân, điều này dẫn đến số vụ ly hôn ở Việt Nam đang có xu hướng tăng. Để giải quyết yêu cầu ly hôn trong nước không quá khó khăn, song đối với ly hôn có yêu tố nước ngoài thì trình tự thủ tục đòi hỏi sự khắt khe hơn. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình mỗi cá nhân cần có sự am hiểu nhất định về luật hôn nhân gia đình nói chung và ly hôn nói riêng.

1. Luật sư tư vấn.

Nếu bạn đang trong tình huống khó khăn này và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc theo hotline 0926 220 286  để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan ở nước ngoài cấp có giá trị pháp lý không?

– Ly hôn mà chồng ở nước ngoài thì giải quyết như thế nào?

– Tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là bất động sản ở nước ngoài thì chia thế nào?

Để minh họa cho trường hợp này, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Ly hôn khi cả hai vợ chồng đều ở nước ngoài thì giải quyết như thế nào?

Nội dung câu hỏi: Xin chào luật sư. Em xin khái quát vấn đề của em. Mong luật sư hướng dẫn cho e để e có thể làm thủ tục ly hôn. Chứ e thật sự quá mệt mỏi rồi ạ. Tình trạng hôn nhân hiện tại của e như sau. – gia đình e thì ở tphcm. – gia đình vợ thì ở hải dương.- e hiện tại đang sinh sống và làm việc ở nhật bản.- vợ e thì đang học 1 trường y ở nhật. ( cả 2 đều mang quốc tịch việt nam)- có 1 con nhỏ 2 ~ nguyện vong của em~- em ko biết nên chuẩn bị giấy tờ gì, mong luật sư ghi giúp e với ạ, e cảm ơn.- con cái thì e ko muốn giành giật. – trợ cấp cho con cái ( bao nhiêu là đủ) ” có phải 15% lương cơ bản của minh ko thưa luật sư.- tai sản chung ( ko tranh chấp) – có thể ủy quyền cho luật sư làm đc không ạ- thời gian xử lý nhanh nhất luật sư có thể làm là bao lâu cho e biết với ạk- các loại chi phí luật sư có thể liệt kê cụ thể cho e với ko ạ. ( chi phí toà án, chi phí vân phòng luật sư ) .  em rất mong sự hồi âm của luật sư ạ. + mâu thuẫn phát sinh từ khi cô ấy nói ” mục đích quen a là khi a có visa ở lại nhật thì sẽ cưới” . chẳng khác nào người yêu đang lợi dụng em. Từ khi đó tình cảm của e và người yêu đi xuống trầm trọng. ( lúc đó e và người yêu chưa kết hôn).+ rồi sau đó phat hiện có thai. Thai chỉ khoảng 1-2 tuần. Lúc đó e nói với cô ấy rằng. Tạm hoạn việc có con lại khi nào có việc ổn rồi sinh. Nhưng cô ấy ko chịu. Cứ muốn giữ, cô ấy nói ” tự tôi chăm con, tự tôi lo đc. Nếu a muốn bỏ thì chia tay” . em và cô ấy đã ko liên lạc với nhau cả 1, 2 tháng. Khi em có visa. Rồi cô ấy nhắn tin cho em. Hỏi về vấn đề kết hôn. Lúc đó e đã ko còn tình cảm gì. Rất hận cô ấy. Chỉ thấy tội cho đứa bé.+ rồi sau đó. E làm giấy tờ kết hôn cho cô ấy. Thông qua đại sứ quán việt nam tại nhật. Để cô ấy có thể thuận lợi sinh con ở nhật. Rồi cũng đi đăng ký khai sinh cho con ở nhật thông qua đại sứ quán viet nam. + muc đích của việc e chịu đăng ký kết hôn với cô ấy là vì muốn lấy đứa con. Nhưng khi sinh ra. E lại thấy tội nghiệp cho đứa bé. Ko muốn tách con khỏi mẹ, gia đình e cũng khuyên e đừng nên chia cách mẹ con…..+ từ trước khi đăng ký kết hôn (11/12/2017) cho đến nay tính ra đã 1 năm e và cô ấy ko sống chung. Mỗi người 1 nơi. Vì vốn  tình cảm lúc đầu đã ko còn. Nên e ko có y định sống chung với cô ấy suốt đời này dc. Khi sinh bé xong e cũng làm loại giấy tờ cho bé. Và cũng làm tròn bổn phận của mình. Cho cô ấy 1 nghời chồng, cho con 1 người cha. Chứ sinh ra mà ko có ten cha tội lắm. Sau này con có muốn tìm về cũng ko dc.+ hiện tại e ko muốn kéo dài cuộc hôn nhân này. Vì mẫu thuẫn cứ càng ngày càng lớn. E mệt mỏi vì suy nghĩ quá nhiều về con cái. Và cố gắng chấp nhận. Nhưng ko dc. E cho mình cả năm trời để cố gắng chấp nhận. Cố gắng cho cô ấy cơ hội nhưng ko làm dc. Em ko con tinh cam nao ca. E ko muốn sống lay lắt như vậy đến cuối đời. Mong luật sư giúp em. Các thủ tục cần chuẩn bị như thế nào. Các loạn giấy tờ. Mong luật sư giúp e với ạ

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết của Tòa án,

Căn cứ quy định tại các điều 29, 37, 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thì thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn trong trường hợp đương sự đang ở nước ngoài thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú.

Theo như bạn cung cấp, hai bạn có quốc tịch Việt Nam, sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn tại đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. Do đó, để có thể ly hôn, anh phải nộp hồ sơ ly hôn cùng tài liệu kèm theo đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi vợ anh cư trú ở Việt Nam trước khi sang Nhật Bản, cụ thể là Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương.

 Hồ sơ, thủ tục ly hôn bao gồm:      

– Đơn xin ly hôn .

– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

– Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của nguyên của vợ và chồng.

– Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng.

– Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giầy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…

– Bản sao giấy khai sinh của các con (nếu có).

Đặc biệt, điểm mới của luật này là cho phép anh có thể nộp đơn đến tòa án qua đường bưu điện. Và ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại tòa án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

Về thời gian ly hôn, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành thì tổng thời gian giải quyết ly hôn đối với trường hợp thuận tình ly hôn là trong hạn 2-3 tháng; đơn phương ly hôn trong hạn 4-6 tháng .

Thứ hai, vấn đề nuôi con sau ly hôn:

Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

« 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. »

Về nguyên tắc, việc nuôi con khi ly hôn trước hết do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì  có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con, Tòa án sẽ xem xét các yêu tố sau đây để đưa ra quyết định sẽ giao con cho ai nuôi dưỡng.

Như vậy, trường hợp con dưới 3 tuổi thì quyền nuôi con thuộc về người mẹ (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác). Nếu con trên 3 tuổi thì quyền nuôi con của cha, mẹ là như nhau, khi đó nếu không thỏa thuận được quyền nuôi con thì Tòa sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để xem xét ai là người trực tiếp nuôi con tốt hơn. Tòa án còn xem xét đến các yếu tố sau đây để đưa ra quyết định:

– Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

– Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.

Trường hợp này nếu bạn muốn giành quyền nuôi con thì cần phải chứng minh với Tòa án khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc con như: tình hình sức khỏe, điều kiện về chỗ ở, việc làm, thu nhập hàng tháng, điều kiện chăm sóc, giáo dục…Bên cạnh đó, bạn cũng cần chứng minh được rằng đối phương không nuôi dạy con tốt ví dụ như không quan tâm, chăm sóc con và có những hành vi bạo lực….

Thứ ba, về mức cấp dưỡng:

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn được quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

« 1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. »

Như vậy, nếu bạn không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Về mức cấp dưỡng nuôi con quy định tại Điều 116  Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

« 1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. »

Pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và đương nhiên những chi phí này là chi phí hợp lý. Người mẹ đưa ra những chứng từ, hóa đơn khống để tăng tiền cấp dưỡng nuôi con nếu xét thấy những chi phí đó không hợp lý thì Tòa sẽ không giải quyết. Ngược lại, trong trường hợp này bạn cũng phải đưa ra những căn cứ chứng minh những chi phí đó không có thật hoặc không hợp lý. Hơn nữa nếu việc người vợ đưa ra những chi phí vô lý hay người con do người vợ nuôi thường xuyên ốm đau như vậy thì đó cũng là một căn cứ để anh có thể giành quyền nuôi con.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *