Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu

Nội dung yêu cầu: Xin chào công ty luật Toàn Quốc, em có câu hỏi sau, hiện tại cơ quan em là đơn vị sự nghiệp, trong đợt xét tinh giảm biên chế có cô D thuộc diện Nghỉ hưu trước tuổi do chưa qua đào tạo, các thông tin cơ bản như sau: Ngày tháng năm sinh: 2.10.1970; Ngày tuyển dụng vào cơ quan: 10.5.1987; bậc lương 12/12, hưởng từ ngày 1.1.2007; Cô công tác liên tục tại nơi có phụ cấp khu vực 0.7; Hệ số lương: 2.98

… phụ cấp vượt khung theo quyết định mới nhất là 21% tính từ ngày 1/1/2015, Theo các thông tin trên thì mức lương bình quân 5 năm của cô D để tính kinh phí để thực hiện tinh giản biên chế theo quy định pháp luật được hướng dẫn thế nào? mong luật sư hướng dẫn, em xin chân thành cảm ơn.

>> Tư vấn quy định về BHXH, chế độ lương hưu, gọi: 0926 220 286

Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới công ty Luật Toàn Quốc! Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 113/2018/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế như sau:

“Điều 8. Chính sách về hưu trước tuổi

1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại điểm b khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội;

c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

…”

Như bạn trình bày, thì cô của bạn, ngoài được hưởng chế độ là không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi thì cô của anh được hưởng các chế độ quy định tại điểm b, điểm c Khoản 1 Điều 8 nêu trên.

Tiền lương tháng để tính các chế độ trợ cấp là bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của  5 năm cuối trước khi tinh giản theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 108/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 113/2018/NĐ-CP:

“Điều 12. Cách tính trợ cấp

1. Tiền lương tháng quy định tại Nghị định này được tính bao gồm: Tiền lương theo ngạch, bậc hoặc theo chức danh nghề nghiệp hoặc theo bảng lương; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định của pháp luật.

2. Tiền lương tháng để tính các chế độ trợ cấp quy định tại Điều 8 Điểm b Khoản 1 Điều 9, các Điểm b Khoản 1, Điểm d Khoản 2 Điều 10 Nghị định này được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản. Riêng đối với những trường hợp chưa đủ 5 năm (chưa đủ 60 tháng) công tác, thì được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của toàn bộ thời gian công tác.”

Mức lương hưu hàng tháng được pháp luật quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

…”

Như vậy, tính bình quân tiền lương sẽ dựa theo mức lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động. Mức lương làm căn cứ đóng BHXH là mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định tại tiết 1.1 Khoản 1 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH:

“Điều 6. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXHvà các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

1. Tiền lương do Nhà nước quy định

1.1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.”

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *