Mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám chũa bệnh trái tuyến?

Hỏi: Kinh gửi công ty Luật Sư Toàn Quốc. Tôi đóng BHYT có đăng kí KCBBĐ tại trạm y tế xã, nhưng ở xã không đủ điều kiện để có thể sinh con ở đó mà phải đưa lên tuyến huyện. Nếu tôi muốn vượt tuyến không lên tuyến huyện mà sinh con ở bệnh viện tỉnh luôn thì có được BHYT chi trả không? Quy định thế nào? Mong luật sư tư vấn sớm. Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin mà chị cung cấp, nếu như đi đúng tuyến từ tuyến xã lên tuyến huyện thì chị sẽ được hưởng BHYT với mức 80%. Căn cứ:

Điều 22 – Luật bảo hiểm y tế sửa đôi bổ sung 2014. Mức hưởng bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

Điều 22 – Luật bảo hiểm y tế sửa đôi bổ sung 2014. Mức hưởng bảo hiểm y tế

3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Căn cứ vào quy định trên, nếu như bạn đi khám chwuax bệnh trái tuyến lên tuyến tỉnh thì bạn chỉ được hưởng 60% chi phí khám chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu như bạn nhập viện theo hình thức cấp cứ thì bạn sẽ vẫn được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh. Căn cứ:

Điều 28 – Luật bảo hiểm y tế 2008. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.

2. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.

——————

Câu hỏi thứ 2 – Địa chỉ trên thẻ BHYT không trùng với chứng minh thư có được hưởng quyền lợi thẻ BHYT?

Dạ xin luật su cho e hỏi :tình hình là trước giờ Cty phát thẻ bảo hiểm y tế cho e điều ghi địa chỉ trên thẻ là địa chỉ Cty nhưng đợt này sao e thấy trên thẻ ko ghi địa chỉ Cty nữa mà ghi f13 q6, trong khi đó địa chỉ q6 là của 7 năm về trước khi e còn ở nhà chồng nhưng khi ly hôn e đã chuyển hộ khẩu về củ chi rồi. Lúc đó e có đưa lại thẻ thì văn phòng nói là ko sao đi khám vẫn được E đọc thông tin trên mạng nghe nói là địa chỉ trên thẻ mới hiện tại phải trùng với địa chỉ trên chứng minh nhân dân của mình. Vậy giờ e phải làm sao thưa luật su tư vấn dùm e, e ko biết có phải do vp Cty e làm biếng ko muốn đi chỉnh sửa thẻ nên mới nói là khám chữa bệnh ko sao hay ko?xin luật su tu vấn giúp e ạ.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo công văn số 221/BHXH-GĐ1 của BHXH TP.HCM hướng dẫn đối với trường hợp địa chỉ trên thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân khác nhau:

“Do đặc thù tại Thành phố Hồ Chí Minh có một lượng lớn người dân từ các tỉnh thành về làm việc, học tập nhưng hộ khẩu thường trú vẫn giữ địa chỉ tại các tỉnh, thành khác. Vì vậy việc tham gia BHYT tại Thành phố Hồ Chí Minh của những người này sẽ kê khai theo địa chỉ tạm trú, dẫn đến thông tin địa chỉ trên thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân không giống nhau.

Nhưng hiện nay một số cơ sở khám chữa bệnh BHYT không tiếp nhận giải quyết quyền lợi cho các trường hợp địa chỉ trên thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân khác nhau. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi KCB BHYT, Bảo hiểm xã hội Tp. Hồ Chí Minh đề nghị các cơ sở KCB BHYT trên địa bàn Thành phố Hồ Chi Minh tiếp nhận và giải quyết quyền lợi cho bệnh nhân.

Đề nghị BHXH các tỉnh có thông báo đến các cơ sở khám chữa bệnh BHYT giải quyết quyền lợi KCB BHYT cho các trường hợp trên”.

Như vậy, trường hợp thông tin về hộ khẩu thường trú trên thẻ BHYT không trùng với địa chỉ trên chứng minh thư thì anh/chị vẫn được hưởng quyền lợi của thẻ BHYT.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *