Người làm nghề thuộc danh mục những công việc nặng nhọc, độc hại?

Đối với người lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ có những quyền lợi nhất định khi làm việc hoặc khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp chế độ hưởng là khác nhau, do đó để được tư vấn cụ thể về trường hợp của mình bạn có thể liên hệ với Luật sư để được giải đáp cụ thể.

1. Luật sư tư vấn về chế độ đối với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Khi người lao động làm công việc nằm trong danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định thì sẽ được hưởng các khoản phụ cấp độc hại, bồi dưỡng bằng hiện vật, chế độ làm việc và chế độ nghỉ hưu.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp không đảm bảo quyền lợi của người lao động khi họ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, điều này gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Do đó, nếu bạn hoặc người thân của mình gặp phải trường hợp này và muốn tư vấn để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Sư Toàn Quốc để được hỗ trợ giải đáp.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 0926 220 286 để được giải đáp vướng mắc.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm tình huống chúng tôi xử lý sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Chế độ đối với NLĐ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Câu hỏi tư vấn: Chào Luật sư. Tôi làm công tác tổ chức tại một đơn vị sự nghiệp công lập. Tại Điều 8 NĐ 108/NĐ-CP về tinh giản biên chế có quy định người có “đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành. Tôi xin hỏi là văn bản nào quy định về nội dung này? Thủ tục xác nhận người làm nghề nguy hiểm, độc hại cần những gì, cấp thẩm quyền nào cấp?

Trả lời tư vấn: Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:Tại nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giảm biên chế có quy định.

Điều 8. Chính sách về hưu trước tuổi

1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

3. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

4. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Danh mục những công việc nặng nhọc được quy định rõ tại Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH về danh mục các công việc nặng nhọc, độc hại,đặc biệt nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm.Bạn có thể theo dỗi cụ thể hơn thông qua

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *