NLĐ bị nhồi máu cơ tim và tăng huyết áp có được gọi là TNLĐ?

NLĐ bị nhồi máu cơ tim và tăng huyết áp có được gọi là TNLĐ?

Luật sư tư vấn về vấn đề Công ty có 01 CBNV bị nhồi máu cơ tim và tăng huyết áp trong quá trình làm việc, sau đó nạn nhân bị tử vong, trường hợp này có xác định là tai nạn lao động hay không? Nếu NLĐ bị bệnh này trong thời gian làm việc tại công ty thì công ty có phải chịu trách nhiệm gì không? Nội dung tư vấn như sau:

Thân gửi Luật sư, Công ty có 01 CBNV bị nhồi máu cơ tim và tăng huyết áp trong quá trình làm việc, sau đó nạn nhân bị tử vong. Căn cứ vào Luật ATVSLĐ thì trường hợp này không phải là TNLĐ. Nhờ Luật sư tư giúp các vấn đề sau:

– Nếu Nạn nhân bị bệnh lý bẩm sinh trước khi vào làm việc thì Công ty có vi phạm vấn đề gì không? Công ty có Nghĩa vụ gì trong trường hợp này?

– Nếu Nạn nhân bị bệnh sau vào Công ty làm việc thì Công ty có nghĩa vụ gì khi xảy ra Trường hợp này? Xin cám ơn!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Sư Toàn Quốc, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 142 Bộ Luật Lao động 2012 và Khoản 8, Điều 3, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có định nghĩa về tai nạn lao động như sau:

“1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”

Căn cứ vào quy định trên, trường hợp CBNV bị nhồi máu cơ tim và tăng huyết áp dẫn đến tử vong tuy xảy ra trong quá trình làm việc tại công ty nhưng nguyên nhân là do bệnh lý chứ không gắn với việc thực hiện công việc nên không được xác định là tai nạn lao động.

Pháp luật lao động không quy định cấm ký kết hợp đồng lao động với người lao động bị bệnh lý bẩm sinh nên Công ty ký kết hợp đồng với người lao động này không trái pháp luật.

Bệnh nhồi máu cơ tim và tăng huyết áp không thuộc danh mục các bệnh nghề nghiệp được quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BYT của Bộ y tế nên dù căn bệnh này là bệnh lý bẩm sinh hay nạn nhân bị bệnh sau khi vào công ty làm việc thì công ty cũng không phải chịu trách nhiệm.Theo quy định của Bộ luật Lao động, trách nhiệm vật chất được đặt ra với người sử dụng lao động nếu người lao động bị tai nạn nghề nghiệp như phân tích ở trên hoặc bệnh nghề nghiệp phát sinh do điều kiện lao động có hại được quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BYT.

Trong trường hợp CNNV bị nhồi máu cơ tim và tăng huyết áp dẫn đến tử vong thì nạn nhân không được hưởng trợ cấp tai nạn lao động từ phía công ty, người này có thể được giải quyết chế độ ốm đau và chế độ tử tuất theo quy định luật bảo hiểm xã hội nếu tham gia bảo hiểm xã hội.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư Toàn Quốc về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi – Số điện thoại liên hệ: 0926 220 286 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
CV tư vấn: Hà Diệu Nhung – Luật Sư Toàn Quốc

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *