Phụ cấp đối vơi nguời làm công việc văn thư lưu trữ

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm là gì? Trường hợp nào cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm? Người làm công tác văn thư có được chi trả khoản phụ cấp này không? Cách tính phụ cấp độc hại, nguy hiểm?

1. Luật sư tư vấn về phụ cấp độc hại, nguy hiểm

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được hiểu là phụ cấp áp dụng đối với nghề hoặc công việc có điều kiện kiện lao động độc hại, nguy hiểm mà những điều kiện đó chưa được xác định trong lương. Do đó, không phải công việc nào cũng được chi trả phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

Như vậy, khi nào cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được hưởng khoản phụ cấp độc hại, nguy hiểm? Để xác định công việc bạn đang làm có được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm hay không thì bạn phải tìm hiểu các quy định của luật lao động; luật cán bộ, công chức; luật viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, bạn có thể liên hệ đến Luật Sư Toàn Quốc bằng hình thức gửi câu hỏi qua email hoặc gọi Hotline0926 220 286 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn dưới đây về phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với người làm công việc văn thư.

2. Phụ cấp đối với người làm công việc văn thư

Hỏi: Tôi là kế toán một đơn vị sự nghiệp cấp huyện, xin kính trình Luật sư tư vấn, hỗ trợ cho tôi một số nội dung mà tôi đang vướng mặc trong nhiệm vụ cụ thể như sau: 1. Ngày 27/10/2010 Lãnh đạo ngành cấp tỉnh có ban hành một văn bản chỉ đạo cấp huyện thực hiện chi 0,2 phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho cán bộ văn thư lưu trữ.

Nhưng trong nội dung văn bản chỉ đạo không có căn cứ vào quy định hiện hành nào của Nhà nước. Ngày 8/11/2010 lãnh đạo đơn vị đã nhận thấy có những vấn đề chưa phù hợp nên có văn bản phúc trình đề nghị lãnh đạo tỉnh chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể là áp dụng theo quy định hiện hành nào Nhà nước để đơn vị thực hiện chi đúng nguyên tắc tài chính và đảm bảo quyền lợi cho nhân viên. Bởi vì đơn vị lúc đó có một nhân viên hợp đồng là Trung cấp kế toán doanh nghiệp, mã ngạch 06.032 làm công tác tạp vụ kiêm văn thư. Là đơn vị sự nghiệp không được lớn nên không có phòng kho tài liệu riêng mà văn thư làm việc chung với một nhân viên khác tại một phòng ở tầng trệt, rộng, thoáng. Tài liệu được đựng trong 1 tủ gỗ 2 buồng đặt cạnh bàn làm việc của văn thư. Từ tháng 11/2010 đến tháng 3/2015 lãnh đạo cấp tỉnh cũng chưa có văn bản nào trả lời và đơn vị cũng chưa chi khoản này (trong khi đó 1 số huyện cũng nhận thấy không phù hợp nên không chi) nhưng tỉnh không hề có ý kiến đúng hay sai đối với các đơn vị chưa chi khoản này. Vậy kính mong Luật sư tư vấn cho tôi trường hợp đơn vị tôi (trong đó có cá nhân tôi là kế toán) chưa chi phụ cấp độc hại, nguy hiểm 0.2 cho nhân viên làm văn thư của đơn vị là đúng hay sai?

2. Ban lãnh đạo mới đơn vị tôi (thay lãnh đạo cũ đã nghỉ hưu) từ tháng 5/2011 đến tháng 3/2015 cũng không hề có ý kiến chỉ đạo chi khoản phụ cấp này. Nhưng đến tháng 4/2015 lãnh đạo đơn vị đã nhiều lần và liên tục chỉ đạo bằng miệng buộc tôi phải chi khoản mà không hề căn cứ vào văn bản nào. Thực trạng nhân viên làm công tác văn thư, phòng làm việc và chiếc tủ gỗ 2 buồng vẫn không có gì thay đổi. Đến tháng 3/2015 lãnh đạo đơn vị chỉ đạo đóng thêm một tủ sắt, cửa kính (1.2m x 1.8m x 0.5m) phục vụ cho công tác văn thư – lưu trữ (mặc dù tủ gỗ cũ ở tầng trệt vẫn còn nhiều chỗ trống) và đặt trong một phòng làm việc của một nhân viên khác trên tầng 2, nơi đây lãnh đạo gọi là kho lưu trữ, nhưng tài liệu hiện tại trong tủ sắt kính chỉ có một tập công văn đi, đến cao khoảng 0.1m. Nhân viên trực tiếp làm việc tại phòng này là người khác, còn nhân viên văn thư – lưu trữ chỉ đến phòng này khi cần thiết (điều này rất hạn hữu). Trước tình hình trên tôi đã nhiều lần tham mưu với lãnh đạo đơn vị về Thông tư số 07/2005/TT-BNV và cần phải có văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền nhưng không được lãnh đạo chấp thuận mà còn có ý kiến là lãnh đạo tỉnh sẽ làm việc với tôi về việc này. Thực tế, vào ngày 08/5/2015 trên một chuyến xe đi đám tang có nhiều người. Vị lãnh đạo tỉnh đã bảo tôi phải chi phụ cấp 0.2 cho nhân viên văn thư – lưu trữ để được lòng lãnh đạo và nhân viên văn thư. Để đảm bảo nguyên tắc và uy tín của lãnh đạo tôi không tranh luận mà chỉ đề nghị lãnh đạo tinh nên có văn bản chỉ đạo cụ thể  ý kiến trên để tôi làm căn cứ thực hiện, và vị lãnh đạo tỉnh đã có ý kiến là khi đơn vị có văn bản gởi lên thì tỉnh sẽ có văn bản gởi xuống. Ngày 12/5/2015 lãnh đạo đơn vị lại chỉ đạo trực tiếp cho tôi phải chi gấp khoản phụ cấp này trong tháng 6/2015, tôi đã trình bày ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh như trên, lãnh đạo đơn vị đã nhất trí, nhưng cho đến hôm nay vẫn chưa có một văn bản chỉ đạo nào. Vậy kính mong Luật sư tư vấn, hỗ trợ cho tôi:

– Điều kiện làm việc của nhân viên văn thư – lưu trữ như đã trình bày ở phần 2 có được hưởng 0.2 phụ cấp độc hại đối với công tác văn thư lưu trữ theo Thông tư 07/2005/TT-BNV không ạ?

– Quy trình chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, huyện như tôi đã trình bày ở phần 2 mà tôi chưa thực hiện được, vậy tôi có vi phạm nguyên tắc làm việc và nghiệp vụ chuyên môn không ạ?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì hiện tại đơn vị vẫn chưa chi trả phụ cấp đối với người làm công việc văn thư lưu trữ. Căn cứ vào quy định của Công văn 2939/BNV-TL có quy định về mức hưởng đối với người làm công việc văn thư lưu trữ như sau:

Căn cứ quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm việc trong các kho lưu trữ thuộc các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước như sau:

1) Mức 2, hệ số 0,2 tính theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm các công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ.

2) Mức 3, hệ số 0,3 tính theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công việc khử trùng tài liệu, tu sửa phục chế tài liệu hư hỏng.

Cách tính trả phụ cấp độc hại, nguy hiểm được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết./.

Căn cứ vào quy định trên, những người trực tiếp làm các công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ thì đều đủ điều kiện để được hưởng hệ số phụ cấp độc hại là 0,2. Tuy công việc của người văn thư là không thường xuyên nhưng hiện nay luật không có quy định về mức độ công việc văn thư có phải làm thường xuyên hay không mà chỉ quy định về công việc mà văn thư phải làm. Nếu như người văn thư đó vẫn tiến hành làm việc như bình thường và công việc phải làm đúng như quy định trên thì họ hoàn toàn có quyền hưởng phụ cấp văn thư.

Tuy nhiên, nếu thấy trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc thì các địa phương có quyền làm đơn thư yêu cầu gửi về Bộ Nội Vụ yêu cầu giải quyết. về việc gửi đơn thư yêu cầu hỗ trợ giải quyết, khi thấy nội dung của quy định chưa phù hợp với điều kiện thực tế, bạn có thể làm đơn yêu cầu gửi lên lãnh đạo huyện yêu cầu xem xét về việc trả phụ cấp. Lãnh đạo huyện sẽ có nghĩa vụ yêu cầu hướng dẫn cụ thể từ lãnh đạo tỉnh và khi có quyết định cụ thể thì tiếp tục tiến hành việc chi trả phụ cấp cũng như truy thu lại phụ cấp cho người nhân viên này, bởi lẽ quy định về hưởng phụ cấp đã có từ năm 2005. Hiện nay đã rất nhiều tỉnh đã có thông báo hướng dẫn cụ thể về việc chi trả phụ cấp cho nhân viên lưu trữ. Việc lãnh đạo tỉnh đã ra quyết định chỉ đạo thực hiện chi phụ cấp nhưng không nói rõ căn cứ nào thì đây là thiếu xót cảu lãnh đạo tỉnh. Hiện nay công văn 2939/BNV-TL có quy định về mức hưởng đối với người làm công việc văn thư lưu trữ đã hướng dẫn rất cụ thể và chi tiết cũng như nêu căn cứ pháp lý để thực hiện chế độ phụ cấp cho nhân viên lưu trữ. Vì vậy đơn vị bạn phải tuân thủ theo đúng quy định tại Công văn này.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *