Phụ nữ mang thai có được làm thêm giờ không?

Pháp luật quy định về việc bảo vệ quyền lợi của lao động nữ mang thai như thế nào? Lao động nữ có thể làm thêm giờ trong thời gian mang thai hay không? Luật Sư Toàn Quốc giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này thông qua tình huống sau đây:

1. Luật sư tư vấn Luật Lao động

Mang thai và sinh con chính là thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ. Trong khoảng thời gian mang thai, sức khỏe, tâm lý của lao động nữ suy giảm hơn so với những người lao động khác. Mà độ tuổi sinh sản luôn luôn song hành với độ tuổi lao động của nữ. Chính vì vậy, để đảm bảo cho lao động nữ có thể vừa thực hiện thiên chức của mình, đồng thời đảm bảo họ vẫn có thể thực hiện được nghĩa vụ lao động thì pháp luật quy định cơ chế riêng để bảo vệ lao động nữ đang mang thai.

Tuy nhiên, thực tế thi hành pháp luật cho thấy, nhiều lao động nữ chưa nắm được các quy định bảo vệ quyền lợi của mình trong thời gian mang thai. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn cần tìm hiểu các quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Sư Toàn Quốc để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến quyền lợi của lao động nữ mang thai, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 0926 220 286 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn trường hợp lao động nữ mang thai làm thêm giờ

Hỏi: Anh/Chị tư vấn trường hợp này giúp em với, trường hợp thai sản có được tăng ca vào ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày nghỉ công ty không? Nếu được tăng ca lương được tính như thế nào? Quy định thế nào? Anh chị cố gắng trả lời sớm giúp em, chân thành cảm ơn.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi đề nghị tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo Điều 155 Bộ luật Lao động quy đinh về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ thì:

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

Như vậy, Luật chỉ quy định phụ nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo không được làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa, còn không quy định về phụ nữ mang thai các tháng trước đó. Vậy nên, ta có thể hiểu phụ nữ có thai trước tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vẫn có thể làm thêm giờ vào ngày nghỉ, ngày lễ như người bình thường và hưởng mức lương như quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động như sau:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

———————

Câu hỏi thứ 2 – Chi trả tiền phép năm cho người lao động làm việc chưa đủ 1 năm?

Xin chào Luật sư,Tôi đang làm Hr của công ty may, hiện tại tôi đang giải quyết trường hợp công nhân nghỉ việc như sau: Người lao động có thời gian làm việc chưa đủ 1 năm, nhưng người này viết đơn nghỉ việc nghỉ vào 18/01/2018. Tôi không biết nên tính phép năm 2017 cho người lao động như thế nào? Chỉ tính số phép năm theo số tháng thực tế đi làm không nhân với tỷ lệ 14 phép năm/ 12 tháng, hay là tính dựa theo tỷ lệ 14 phép năm/12 tháng.Xin cám ơn!

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *