Quy định đóng bảo hiểm xã hội đối với nhân viên bán lẻ xăng dầu được xác định như thế nào?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Việc đóng bảo hiểm xã hội là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động.

Vậy trường hợp đóng bảo hiểm xã hội đối với nhân viên bán lẻ xăng dầu, mức lương làm việc trong môi trường độc hại theo quy định của pháp luật hiện hành phải thực hiện như thế nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Sư Toàn Quốc để được hướng dẫn. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự thì hãy liên hệ với chúng tôi

1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Sư Toàn Quốc, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về bảo hiểm xã hội như:

+ Nắm được các điều kiện hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội;

+ Nắm được các trình tự, thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội;

+ Xác định được thời điểm hưởng chế độ hưu trí cảu người lao động;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 0926 220 286 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây:

2) Quy định pháp luật về hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc trong môi trường độc hại.

Nội dung tư vấn: Em chào anh chị Bên e hiện đang kinh doanh xăng dầu. Cho em hỏi: Nhân viên bán lẻ xăng dầu có thuộc đối tượng đóng bhxh qua đào tạo 7% không? Đối tượng làm việc trong môi trường độc hại phải cộng thêm 5% nữa? Thời gian hưởng lương hưu là 15 năm đóng bhxh nếu thuộc đối tượng làm công việc độc hại theo quy định của LĐTBXH? – Hồ sơ hưởng lương hưu thuộc đối tượng làm công việc độc hại gồm những giấy tờ gì ạ? Em cảm ơn luật sư!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, được hưởng thêm 7% lương.

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 141/2017/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này”.

Như vậy, nếu bên bạn tuyển dụng nhân viên bán lẻ xăng dầu đòi hỏi phải đã qua học nghề hoặc đào tạo nghề thì sẽ thuộc đối tượng được cộng thêm 7% vào mức lương tối thiểu vùng.

Thứ hai, làm việc trong môi trường độc hại.

Căn cứ vào điểm c khoản 3 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP  quy định về nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương như sau:

3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%;

…”.

Để xác định được điều kiện lao động phải căn cứ theo quy định tại Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Theo đó bán luôn, bán lẻ xăng, dầu được coi là công việc độc hại, thường xuyên tiếp xúc với xăng dầu ( thuộc điều kiện lao động loại 4). Do đó, nhân viên bán lẻ xăng dầu sẽ được cộng thêm 5% lương theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP.

 Thứ ba, thời gian hưởng lương hưu.

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:

“ Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a)…..

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên”.

Như vậy, nếu nhân viên bán xăng dầu làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn lao động từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng,…. khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Thứ tư, hồ sơ hưởng lương hưu.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 108 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

“Điều 108.  Hồ sơ hưởng lương hưu

1. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

b) Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;

c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu theo quy định tại Điều 55 của Luật này hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động quy định tại Điều 54 của Luật này”.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *