Quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

Dear luật sư! Nhờ văn phòng tư vấn giúp em, hiện công ty cắt giảm biên chế nên có quyết định cho em thôi việc, em vẫn hoàn thành tốt công việc, hợp đồng 1 năm nhưng em mới làm được 9 tháng, công ty đã đóng bảo hiểm, công ty bây giờ thông báo đến ngày 30/6 tới sẽ cho em thôi việc nhưng công ty không có trợ cấp gì thêm. Như trường hợp của em thì công ty có vi phạm hợp đồng có cần phải bồi thường hay có khoản trợ cấp nào không ah. Em cảm ơn ah

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Người sử dụng lao động chỉ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong một số trường hợp nhất định và được quy định tại Điều 38 BLLĐ 2012 và phải báo trước cho người lao động một khoảng thời gian hợp lý, cụ thể:

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì công ty mới có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị.

Do thông tin chị cung cấp là “công ty cắt giảm biên chế” mà không nói rõ vì sao lại cắt giảm cho nên chúng tôi không thể xác định cụ thể cho chị.
Tuy nhiên, nếu không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì việc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là trái pháp luật.

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, người sử dụng lao động có nghĩa vụ:

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.(Điều 42 BLLĐ 2012)

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *