Sau khi nghỉ việc bao lâu thì được trả sổ bảo hiểm xã hội?

Pháp luật quy định về thời hạn chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động như thế nào? Trong trường hợp công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động có thể tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội ở cơ quan, đơn vị khác hay không? Luật Sư Toàn Quốc làm rõ vấn đề này thông qua tình huống sau đây:

1. Luật sư tư vấn luật bảo hiểm xã hội

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp bạn nghỉ việc nhưng công ty không thực hiện đúng trách nhiệm của mình, bạn cần phải tham khảo kỹ các quy định của pháp luật hoặc hỏi ý kiến luật sư chuyên môn để có cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Sư Toàn Quốc để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 0926 220 286 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn về thời hạn trả sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc

Câu hỏi: Tôi đang làm cho một siêu thị của nước ngoài . Tôi viết đơn nghỉ việc từ 22/05/2015 và được công ty đồng ý cho nghỉ việc từ 01/07/2015 . Cho tôi hỏi :
1. Bộ phận nhân sự của công ty trả lời sau 75 kể từ ngày nghỉ việc thì mới trả sổ BHXH. Như vậy có đúng không và pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?.

2.Sau khi nghỉ việc, tôi đi làm cho công ty khác mà chưa rút được sổ BH ở cty cũ thì việc đóng BHXH giải quyết như thế nào ?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 thì:

“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.

Theo đó trong vòng 7 ngày hoặc chậm nhất là 1 tháng, công ty sẽ phải hoàn trả sổ BHXH cho bạn. Công ty trả lời sau 75 kể từ ngày nghỉ việc thì mới trả sổ BHXH là sai. Nếu như công ty không trả đúng thời hạn, bạn có thể khởi kiện công ty ra tòa án huyện / quận nơi công ty có trụ sở làm việc yêu cầu tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn.

Khi làm việc ở công ty khác mà chưa chốt được sổ bảo hiểm ở công ty cũ thì thì anh vẫn tiếp tục đóng BHXH ở công ty mới, anh chỉ cần thông báo mã số sổ bảo hiểm cho bên công ty mới để công ty kê khai bảo hiểm với cơ quan BHXH và nộp tiếp bảo hiểm cho anh

—————

Câu hỏi thứ 2 – Tư vấn tính bảo hiểm xã hội một lần

Em xin chào Luật Sư ! Em có câu hỏi sau xin được Luật sư tư vấn về cách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần ! Em tham gia đóng BHXH được 1 năm 10 tháng và cụ thể như sau: + Từ tháng 6/2015 đến 12/2015 mức tiền lương đóng là 8000.000đ + Từ tháng 1/2016 đến tháng 3/2016 mức tiền lương đóng là 11.200.000đ + Từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017 mức tiền lương đóng là 11.600.000đ Em mong Luật sư giải đáp câu hỏi này giúp em. Em xin chân thành cảm ơn !

Luật sư tư vấn:

Khoản 2 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian”.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:

Mức bình quân tiền lương  =  Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội  :  Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Ngoài ra, tại Điều 2 Thông tư 42/2016/TT-BLĐTBXH quy định:

Điều 2. Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm

x

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Mức điều chỉnh

4,40

3,74

3,53

3,42

3,18

3,04

3,09

3,10

2,99

2,89

2,69

2,48

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Mức điều chỉnh

2,31

2,13

1,73

1,62

1,48

1,25

1,15

1,08

1,03

1,03

1,00

1,00

Theo các quy định trên thì mức bình quân tiền lương đóng BHXH được tính như sau:

Mbqtl  =  [(8.000.000 x 7 tháng x 1,03) + (11.200.000 x 3 tháng x 1,0) + (11.600.000 x 12 tháng x 1,0)]  :  22 tháng  =  10.476.364 đồng

Khoản 2 Điều 60 Luật BHXH quy định:

“Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

…”

Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định: Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm”.

Theo đó, mức BHXH 1 lần = 10.476.364 đồng  x 4 tháng = 41.905.455 đồng.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *