Thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án về tranh chấp lao động

Nội dung cần tư vấn: Xin chào Luật Sư Toàn Quốc. cho tôi hỏi về về thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án trong việc thụ lý các tranh chấp lao động khi đương sự không có thỏa thuận như sau: Công ty chúng tôi chuẩn bị khởi kiện vụ án lao động, nhân viên đã ký cam kết làm việc cho Công ty 5 năm, tuy nhiên chưa đủ 5 năm thì tự ý bỏ việc mà không bồi hoàn chi phí đào tạo.

Trong hợp đồng lao động không ghi thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại tòa án huyện nơi đặt trụ sở Công ty, xin hỏi chúng tôi có được phép khởi kiện tại tòa án nơi đặt trụ sở Công ty hay phải đến tận nơi cư trú của bị đơn để khởi kiện? Xin chân thành cảm ơn Luật Sư Toàn Quốc!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 35 Khoản 1 Bộ luật tố tụng dân sự mới năm 2011 có quy định thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ như sau:

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.

Do vậy nếu công ty và người lao động không có thỏa thuận gì thì Tòa án nơi bị đơn cư trú sẽ có thẩm quyền thụ lý tranh chấp lao động này.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *