Thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động tính như thế nào?

Dear Luật Sư Toàn Quốc, Cho tôi hỏi Anh A (nhân viên Công ty tôi) đã có HĐLĐ xác định thời hạn 12 tháng tại Công ty. Anh A viết giấy xin nghỉ ngày 24/6/2015 và ghi là có kế hoạch và định hướng phát triển mới, dự kiến 25/7/2015 mới nghỉ, Trưởng phòng Anh Kiên xác nhận ngày 24/6/2015 và đến 2/7/2015 mới chuyển giấy này lên Phòng Nhân sự. Sau đó ngày 25/6/2015, Anh A nghỉ luôn và Phòng Nhân sự liên hệ không được.

Vậy bên tôi có phạt Anh A như sau:

Căn cứ khoản 1, Điều 37 Bộ Luật Lao động ban hành ngày 18/6/2012 về lý do xin nghỉ việc và khoản 2, Điều 37 Bộ Luật Lao động về thời gian báo trước khi nghỉ. Nhân viên Kiên đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động với lý do có kế hoạch và định hướng phát triển công việc mới nên không thể tiếp tục làm việc tại Tập đoàn, không nằm trong điều khoản 1, Điều 37 và phải báo trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày 24/06/2015.

Căn cứ Khoản 1 và 2, Điều 43 Bộ luật lao động về nghĩa vụ của Người Lao động khi đơn Phương chấm dứt HĐLĐ trái Pháp luật. Do đó nhân viên Kiên khi nghỉ việc phải bồi thường cho Tập đoàn nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ và một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước.

Đề xuất:

Chấm dứt Hợp đồng lao động đối với nhân viên Trịnh A kể từ ngày …./…./2015.

Số tiền Kiên bồi thường = ½ tháng lương (theo HĐLĐ) + tiền lương số ngày nghỉ không báo trước (30 ngày)

Cho tôi hỏi:

– Ngày chấm dứt của Anh A ghi trên HĐLĐ phải là ngày nào? 25/7/2015 (ngày xin nghỉ) hay ngày 25/6/2015 (ngày thực nghỉ).

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty  Luật Sư Toàn Quốc chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp và căn cứ vào Bộ luật Lao động năm 2012 thì nhân viên của bạn thông báo nghỉ việc vào ngày 24/6/2015, và đến ngày 25/7/2015 mới chính thức nghỉ việc. Như vậy thì ngày chấm dứt hợp đồng lao động là ngày thực nghỉ, tức ngày 25/7/2015.

Trong trường hợp này thì nhân viên của bạn không vi phạm về thời hạn báo trước.

————–

Câu hỏi thứ 2 – Quy định về xếp lương cho người lao động trong công ty nhà nước

Lời đầu tiên cho phép tôi gửi lời chào đến các anh ( chị) làm tư vấn pháp luật và xin hỏi về một trường hợp như sau: Tôi ký HĐLĐ với Tổng công ty nhà nước với hệ số lương 3.27 ( chuyên viên bậc 3/8) và được cử làm đại diện quản lý vốn tại Công ty cổ phần có vốn góp của Tổng công ty 9 năm sau đó thôi không làm đại diện vốn tại công ty cổ phần . Trong thời gian 9 năm đó tôi được HĐQT bổ nhiệm giữ chức vụ Phó tổng giám đốc tiền lương và các chế độ do công ty cổ phần trả lương và thực hiện. nay tôi được bố trí trở lại làm việc tại Ban chuyên môn Tổng công ty với chức danh chuyên viên như trước đây đã ký HĐLĐ. Vậy Quý anh (chị) cho hỏi cơ sở pháp lý ( Nghị định, Thông tư) nào làm căn cứ để xếp lại lương cho tôi tại thời điểm hiện nay ( sau 9 năm làm việc tại công ty cổ phần) . Tổng công ty xếp lại lương cho tôi cứ 3 năm lên một bậc kể từ khi ký HĐLĐ cho đến nay như vậy có đúng không? Rất mong sớm nhận được ý kiến tư vấn từ các anh ( chị) Trân trọng!

Tư vấn:

Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Trước ngày 01/07/2013, chế độ tiền lương đối với công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh; Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát; Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng (không kể Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng); Viên chức chuyên môn, nghiệp vụ; nhân viên thừa hành, phục vụ được áp dụng theo quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP.

Từ ngày 01/07/2013 đến nay, chế độ tiền lương đối với những người lao động theo hợp đồng đều được áp dụng theo quy định của Bộ luật lao động 2012, Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về tiền lương. 

Ngoài ra, tùy theo đối tượng có thể áp dụng một trong các văn bản sau để làm căn cứ xây dựng thang bảng lương:

– Nghị định 53/2016/NĐ-CP quy định về tiền lương, thủ lao, tiền thưởng đối với công ty cổ phần, phần vốn góp chi phối của Nhà nước

– Nghị định 52/2016/NĐ-CP quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý trong công ty 100% vốn nhà nước;

– Nghị định 51/2016/NĐ-CP quy định về tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động trọng công ty 100% vốn nhà nước.

Về chế độ nâng bậc, nâng lương do các bên thỏa thuận và được ghi nhận trong Hợp đồng lao động, thương lượng tập thể.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *