Tiền lương của người lao động trong những ngày phải ngừng việc

Pháp luật lao động hiện hành có quy định như thế nào về các trường hợp ngừng việc? Các chế độ về tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian này được xử lý như thế nào?

1. Luật sư tư vấn pháp luật lao động

Thời gian gần đây do tình hình của dịch bệnh kéo dài dẫn đến nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng phải tạm thời cho người lao động tạm dừng thực hiện công việc theo hợp động lao động đã giao kết. Từ đó, phát sinh rất nhiều trường hợp thắc mắc từ cả phía doanh nghiệp và người lao động liên quan đến vấn đề ngừng việc.

Theo quy định của pháp luật lao động ngừng việc có thể có nhiều nguyên nhân và từng trường hợp chế độ của người lao động lại có sự khác biệt. Do đó, để được giải đáp cụ thể về các vấn đề liên quan đến thời gian ngừng việc thì quý khách hàng có thể liên hệ với công ty Luật Sư Toàn Quốc để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tư vấn về các vấn đề liên quan đến ngừng việc và các vấn đề lao động khác liên quan. Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức như gửi Email hoặc gọi tới tổng đài 0926 220 286.

2. Tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc

Câu hỏi: Tôi làm công nhân cho một công ty liên doanh với nước ngoài. Thời gian gần đây do hàng sản xuất ra tiêu thụ chậm và không xuất khẩu được nên công ty cho công nhân nghỉ hai ngày/tuần. Đề nghị cho biết trường hợp này chúng tôi có được trả lương cho những ngày nghỉ việc không và nếu có thì mức lương sẽ được tính như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại điều 98 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về tiền lương ngưng việc như sau:

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Như vậy trường hợp công ty bạn làm là do công ty khó khăn về vấn đề kinh tế, hàng sản xuất ra tiêu thụ chậm và không xuất khẩu được nên công ty đã cho công nhân nghỉ hai ngày một tuần. Trường hợp này không phải do lỗi của người lao động, cũng không phải do lỗi của người sử dụng lao đông, Như vậy theo quy định của pháp luật vấn đề của bạn thì tiền ngưng việc do hai bên tự thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

—————

Câu hỏi thứ 2 – Tư vấn về trợ cấp thôi việc

Xin chào Luật sưTôi vào công ty từ ngày 04/3/2010 đến ngày 06/11/2017 thì tôi nghỉ việcTheo quyết định thôi việc có ghi rõ thời gian làm việc tại công ty là 92 tháng 02 ngày.trong thời gian này tôi có nghỉ thai sản 06 tháng (từ ngày 08/11/2014 – 07/5/2015) nhưng tôi đã vào công ty làm sớm hơn 06 tháng (từ ngày 30/3/2015)Trong sổ bảo hiểm của tôi ghi là tổng thời gian chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 7 nămTheo Điều 48 về trợ cấp thôi việc thì: Tổng thời gian làm việc tại công ty trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp là thời gian nhận trợ cấp thôi việc.Có phải tôi được nhận trợ cấp thôi việc là 92 tháng 2 ngày (tổng thời gian làm việc) – 7 năm (tham gia bảo hiểm thất nghiệp) = 8 tháng 2 ngàyVà mức lương 06 tháng bình quân liền kề khi tham gia bảo hiểm là 10.534.300 đ. Tôi sẽ nhận được trợ cấp thôi việc là bao nhiêu?Xin Luật sư tư vấn giúpXin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 48 Bộ luật lao động 2012 quy định:

Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

Theo đó thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Và mỗi năm làm việc sẽ được 1/2 tháng tiền lương bình quân 6 tháng cuối trước khi nghỉ việc.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *