Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi xảy ra tai nạn lao động?

Luật sư tư vấn về: KÍNH THƯA QUÝ LUẬT SƯ Tôi xin nhờ quý luật sư giải đáp giùm tôi thắc mắc như sau: Ngày 22/6 chông tôi khi leo lên mái nhà của công ty làm viêc thì đạp trúng tấm nhựa trong và bị té đươc cấp cứu tại bv sau khi xuất viện thì bên công ty đã đến thăm và có thanh toán lai cho gia đình tôi toàn bộ số tiền viện phí và có đưa thêm số tiền là 5 triêu.

Luật sư tư vấn về: KÍNH THƯA QUÝ LUẬT SƯ Tôi xin nhờ quý luật sư giải đáp giùm tôi thắc mắc như sau: Ngày 22/6 chông tôi khi leo lên mái nhà của công ty làm viêc thì đạp trúng tấm nhựa trong và bị té đươc cấp cứu tại bv sau khi xuất viện thì bên công ty đã đến thăm và có thanh toán lai cho gia đình tôi toàn bộ số tiền viện phí và có đưa thêm số tiền là 5 triêu. Trong thời gian từ ngày bị tai nan đến nay là 4 tháng thì lương chồng tôi hưởng mỗi tháng là do công ty trả 100% mức lương cơ bản của chồng tôi (ban đầu nói là bhxh trả 75% cty trả 25% nhưng khi cty làm báo giảm thì thẻ bhyt của chồng tôi không sử dụng được nữa vậy nên phải báo tăng để sd được thẻ và vẫn phải đóng bảo hiểm mặc dù nghỉ, lương thì cty trả hoàn toàn). Ngày 18/10 chồng tôi có đi giám định sk thì đươc chứng nhận là mất sức lao động 25%. Đã nộp hs cho cty và họ có gọi đi làm lại nhưng khi đi làm lại được 1 ngày thì cty lại kêu nghỉ thêm 3 tháng nữa cho đủ 7 tháng. Tôi xin nhờ quý luật sư trả lời giúp tôi 3 vấn đề 1 Tiền lương hàng tháng chồng tôi nhận hàng tháng do cty trả chứ không phải bhxh trả như vậy có đúng luật không số tiền có hợp lý k 2 Thời gian đươc nghĩ như vậy đã đúng chưa 3 Số tiền được bồi thường chế độ tai nạn lao động từ cty và bhxh là bao nhiêu và có bị trừ ra số tiền lương và trợ cấp được hưởng khi bi tại nạn nghỉ tại nhà không. Tôi rất mong quý luật sư giải đáp giúp tôi thắc mắc trên. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Toàn Quốc, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về các khoản thanh toán mà chồng bạn được hưởng khi bị tai nạn lao động. Theo điều 38, Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

“Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;”

Như vậy, công ty có trách nhiệm trả đủ số tiền lương cho chồng bạn phải nghỉ việc trong thời gian điều trị tai nạn lao động. Số tiền lương này là do công ty chi trả 100%.

Ngoài ra, chồng bạn còn được hưởng chế độ tai nạn lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả. Theo điều 45, Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

“Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Theo điều 48, Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về trợ cấp một lần như sau:

“1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết việc tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong trường hợp người lao động thay đổi mức hưởng trợ cấp do giám định lại, giám định tổng hợp.”

Chồng bạn bị suy giảm 25% khả năng lao động nên sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp một lần. Do thông tin bạn cung cấp không rõ ràng nên chúng tôi không thể tính chính xác mức hưởng trợ cấp một lần của chồng bạn được. Bạn có thể dựa vào quy định nêu trên để tính mức hưởng của chồng bạn.

Thứ hai, về thời gian nghỉ khi bị tai nạn lao động. Pháp luật không quy định cụ thể người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày khi bị tai nạn lao động. Thời gian nghỉ bao lâu tùy thuộc vào tình trạng thương tật của người lao động và sự chuẩn đoán của bác sĩ.

Khi công ty yêu cầu chồng bạn nghỉ thêm 3 tháng thì gia đình bạn phải hỏi công ty cho nghỉ vì lý do gì. Tuy nhiên, nếu chồng bạn đã đủ điều kiện sức khỏe và có mong muốn đi làm lại mà công ty vẫn yêu cầu chồng bạn nghỉ thêm 3 tháng thì gia đình bạn yêu cầu công ty lập một văn bản xác nhận việc công ty cho chồng bạn nghỉ. Khi đó công ty phải chi trả tiền lương ngừng việc cho chồng bạn quy định tại điều 98, Bộ luật lao động năm 2012.

“Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

“1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương.”

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư Toàn Quốc về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi – Số điện thoại liên hệ: 0926 220 286 để được hỗ trợ kịp thời.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *