Trường hợp nào người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Chào luât sư, Chị tôi bị tai nạn trên đường đi làm về không phải do nguyên nhân va chạm giao thông mà do bị tăng xông lên té ngã đập đầu xuống đất gây chảy máu não, xin cho hỏi trường hợp của chi tôi có phải là tai nạn lao động không? quy định thế nào? tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới công ty Luật Sư Toàn Quốc!  Sau đây, chúng tôi xin tư vấn yêu cầu của anh như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 04/2015/TT – BLĐTBXH về trường hợp được bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù như sau:

Điều 5. Bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù

2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động vẫn phải trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Điều 4 Thông tư này
”.

Theo như quy định trên, thì trường hợp chị của anh  trên đường đi làm về “ bị tăng xông lên té ngã đập đầu xuống đất gây chảy máu não”  thì nguyên nhân xảy ra tai nạn là do chính bản thân người lao động gây ra. Vì vậy, chị của anh sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định tại điều 142 BLLĐ 2012.

Tuy nhiên, trường hợp này chị của anh sẽ được hưởng chế độ ôm đau theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2006 như sau:

Điều 23. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên;

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; năm mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; bảy mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên”.

Điều 25. Mức hưởng chế độ ốm đau

1.     Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 23 và Điều 24 của Luật này thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc”.

Trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

Chị của anh chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– Sổ Bảo hiểm xã hội.

– Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Hồ sơ sẽ nộp trực tiếp tại cơ quan, đơn vị anh làm việc để giải quyết chế độ cho chị của anh.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *