Trường hợp nào người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động?

Luật sư tư vấn về vấn đề: Trường đại học chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động với lý do đăng ký thi tuyển viên chức nhưng bỏ thi. Liệu Người sử dụng lao động có chấm dứt hợp đồng lao động trái luật không? Người lao động có phải bồi thường chi phí đào tạo hay không? Người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo trong những trường hợp nào?

Nội dung tư vấn: Tôi ký hợp đồng với 1 trường đại học để làm việc tai bệnh viện thuộc trường từ 1/1/2015 đến 1/1/2016. Sau đó ký tiếp 1 năm từ 1/1/2016 đến 1/1/2017 (vì hàng năm trường vẫn ký hợp đồng 1 năm 1 lần với nhân viên hợp đồng). Tháng 10/2016 tôi được trường đồng ý cho đi học thạc sĩ 2 năm đến hết năm 2018 là xong, kèm theo cam kết phải làm việc 5 năm sau khi học xong. Trong gần 2 năm qua tôi vẫn về tham gia khám chữa bệnh cuối tuần, và không hề ký thêm bản hợp đồng nào và trường tự viết hợp đồng cho tôi. Tôi vẫn nhận lương và chế độ khi đi học. Tháng 5/2018 vừa qua trường có tổ chức thi tuyển viên chức, tôi có nộp hồ sơ đăng ký nhưng chưa hoàn thiện giấy tờ và lệ phí. Sau đó tôi quyết định không thi nữa. 7/6/2018 trường gửi thông báo cho tôi về việc chấm dứt hợp đồng lao động (vì lý đo đăng ký nhưng bỏ thi). Hạn giải quyết 30/6/2018 về các vấn đề liên quan gồm chi phí đào tạo (đó cũng là thời điểm hết hiệu lực hợp đồng mà họ tự viết cho tôi).  

Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi liệu như vậy có phải là họ chấm dứt hợp đồng sai luật không vì liên quan tới việc tôi có/không phải bồi thường chi phí đạo tạo. Vì theo như tôi hiểu:

1.     Tham gia dự tuyển viên chức là quyền của mỗi người, không có luật nào bắt tôi phải thi biên chế => tôi không vi phạm.

2.     Sau 2 lần tôi ký hợp đồng mà không ký tiếp thì sẽ tự động chuyển thanh hợp đồng không xác định thời hạn. Khi đó họ chấm dứt hợp đồng sai luật và tôi không phải bồi thường. Còn hợp đồng họ tự viết cho tôi có hợp lệ không? Nếu hợp lệ thì hết thời hạn hợp đồng 30/6/2018 họ có quyền chấm dứt hợp đồng với tôi và khi đó tôi phải đền bù chi phí đào tạo. Rất mong sự tư vấn của luật sư! Chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Về căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động của Trường đại học với bạn:

Căn cứ theo quy định tại Điều 38 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động của  Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Đối với trường hợp này của bạn, nếu như trường đại học chấm dứt hợp đồng lao động với bạn thuộc trường hợp quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự năm 2012 thì trường đại học chấm dứt hợp đồng lao động với bạn đúng căn cứ pháp luật. Còn nếu như trường đại học chấm dứt hợp đồng lao động với bạn không thuộc trường hợp quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự năm 2012 thì có thể xác định trường đại học chấm dứt hợp đồng lao động với bạn trái pháp luật.

Về bồi thường chi phí đào tạo:

Đối với trường hợp này của bạn, do bạn không phải là người đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với trường đại học nơi bạn làm việc do đó bạn không phải thực hiện Nghĩa vụ trả chi phí đào tạo của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại Điều 43 của Luật lao động năm 2012. Mà đối với trường hợp này của bạn, do trường đại học là người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với bạn. Tuy nhiên, do bạn chưa nói rõ trường đại học chấm dứt có căn cứ pháp luật hay không do đó sẽ chia làm hai trường hợp như sau:

Thứ nhất,  Nếu như trong trường hợp giữa bạn và phía trường đại học thỏa thuân trong mọi trường hợp khi chấm dứt hợp đồng lao động giữa hai bên bạn phải bồi thường chi phí đào tạo cho trường đại học nơi bạn làm việc thì trong trường hợp này bạn phải bồi thường chi phí đào tạo theo đúng thỏa thuận ghi nhận trong cam kết hợp đồng lao động của bạn và trường đại học. Và bạn phải trả chi phí đào tạo cho trường đại học nơi bạn làm việc theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật lao động năm 2012.

Căn cứ theo quy định tại Điều 62 về Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề của Bộ luật lao động như sau:

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Thứ hai, nếu phía trường đại học chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:

Căn cứ theo quy định tại Điều 42 về Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của Bộ luật lao động như sau:

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Đối với trường hợp này, nếu như trường đại học chấm dứt hợp đồng lao động với bạn không thuộc trường hợp quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự năm 2012 thì trường đại học chấm dứt hợp đồng lao động với bạn trái pháp luật. Theo đó, ngoài việc bạn không phải trả chi phí đào tạo cho trường mà bên trường đại học phải có nghĩa vụ theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật lao động là phải nhận bạn trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho bạn nếu như bạn muốn tiếp tục làm việc. Còn nếu trong trường hợp bạn không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư Toàn Quốc về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *