Tư vấn hưởng chế độ tử tuất khi tai nạn lao động chết người

Chế độ tử tuất là một trong những chính sách an sinh xã hội đặc biệt bảo đảm quyền lợi cho người tham gia đóng bảo hiểm xã hội sau khi qua đời. Vậy người lao động và thân nhân người lao động phải đáp ứng các điều kiện nào thì mới được hưởng chế độ tử tuất?

1. Luật sư tư vấn quy định pháp luật về chế độ tử tuất.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Sư Toàn Quốc, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về chế độ tử tuất như:

+ Nắm được các điều kiện hưởng chế độ tử tuất;

+ Nắm được các trình tự, thủ tục hưởng chế độ tử tuất;

+ Biết được những trường hợp nào được hưởng chế độ tuất hàng tháng, tuất một lần;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 0926 220 286 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây:

2. Quy định pháp luật về chế độ của người lao động khi bị tai nạn lao động.

Câu hỏi: Nhờ văn phòng giải đáp giúp về chế độ tuất như sau: Chồng tôi mất do một tai nạn lao động trên đường đi làm về dẫn đến tử vong. Đã được thanh tra cho đó là một vụ tai nạn lao động, gia đình đã hưởng chế độ như sau: Hiện tại gia đình tôi được nhận 24.700.000 ngàn đồng từ phía công ty và 10.000.000đ từ bảo hiểm thân thể. Tổng cộng là 34,700.000 ngàn.

Ngoài ra gia đình còn được 4 xuất cho vợ, con và mẹ đẻ. Ngoài những chế độ trên gia đình tôi còn được nhận khoản tiền gì nữa không? chồng tôi công tác được 12 năm. Tôi muốn xin truy lĩnh một lần số tiền hưởng tuất trên thay cho việc truy lĩnh hàng tháng có được không? Vì con tôi chuẩn bị đi nước ngoài … Trân trọng cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Luật Sư Toàn Quốc. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, trường hợp của chồng bạn được coi là tai nạn lao động. Do đó, thân nhân sẽ được hưởng chế độ từ hai phía đó là: phía người sử dụng lao động (công ty) và chế độ bảo hiểm xã hội.

Thứ nhất, trách nhiệm của công ty

Tại Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động như sau:

“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;…”

Thứ hai, chế độ bảo hiểm xã hội

Tại Điều 53 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

“Điều 53. Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

2. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

3. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật bảo hiểm xã hội.”.

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp chồng bạn mất do tai nạn lao động thì gia đình bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở và được hưởng chế độ tử tuất (bao gồm trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở và trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần) theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *