Tư vấn về cách tính hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau thai sản

Chào Luật Sư Toàn Quốc, Tôi xin tư vấn về cách tính hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau thai sản. Tôi nghỉ 7 ngày tại gia đình. Hệ số lương của tôi là 2,72 mà ngạch 15a202. Hưởng 25% mức lương tối thiểu thì tôi được bao nhiêu tiền cho 7 ngày nghỉ trên? Trả lời giúp tôi luôn nhé. Xin cảm ơn nhiều.

Trả lời: Luật Sư Toàn Quốc tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:

“1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”

Như vậy, nếu sau khi sinh con mà hết thời hạn nghỉ chế độ thai sản, nếu sức khỏe còn yếu thì lao động nữ được nghỉ chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh. Mức hưởng bằng 30% mức lương cơ sở; mà mức lương cơ sở hiện nay là 1.390.000. Vậy, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh ở thời điểm hiện tại sẽ bằng 30% x 1.390.000 = 417.000.

————

Câu hỏi thứ 2 – Mức hưởng bảo hiểm y tế và thủ tục đăng ký khai sinh cho con?

Chào luật sư ạ. Em chuẩn bị sinh con đầu lòng và cần dùng tới BHYT để hỗ trợ giảm chi phí.BHYT của em được công ty đăng kí tại bệnh viện đa khoa huyện T. Do em đang làm việc tại B nên khi vào công ty em đã đăng kí điểm khám chữa bệnh tại đây. Nhưng gần đến ngày sinh thì mẹ chồng và chồng em lại muốn em chuyển về quê chồng tại bệnh viện đa khoa huyện H để sinh. Vậy em muốn hỏi luật sư là với trường hợp của em thì có được hưởng bảo hiểm không và nếu được hưởng thì được bao nhiêu phần trăm ạ? Khi đi sinh em có cần mang thêm giấy tờ thủ tục gì không ạ? (Lúc kết hôn em vẫn chưa chuyển hộ khẩu về quê chồng là huyện H). Đồng thời khi làm giấy khai sinh cháu thì làm tại B hay H? Em xin chân thành cảm ơn ạ!

Trả lời:

– Về mức hưởng bảo hiểm y tế.

 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định:

Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Như vậy, trong trường hợp của bạn cần xác định bạn có đi đúng tuyến hay không, nếu đi đúng tuyến (cùng tuyến điều trị là tuyến huyện) thì sẽ được hưởng 80% chi phi khám chữa bệnh, trường hợp bệnh viên muốn đăng ký sinh khác với tuyến điều trị ban đầu thì với trái tuyến tỉnh được hưởng 60% chi phí điều trị nội trú. Thủ tục thì khi đi sinh thì bạn chỉ cần xuất trình chứng minh thư nhân dân và thẻ bảo hiểm y tế.

– Thủ tục đăng ký khai sinh cho con:

Luật hộ tịch năm 2014 quy định:

Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.

Theo đó, bạn có đăng ký khai sinh cho con ở nơi cư trú của bạn (bắc ninh) hoặc nơi cư trú của chồng (H) đều được.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *