Tư vấn về chế độ hưu trí khi nghỉ hưu trước tuổi do mất sức.

Luật bảo hiểm xã hội hiện hành quy định như thế nào về chế độ hưu trí? Điều kiện hưởng lương hưu đối với lao động nữ có gì khác so với lao động nam? Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do mất sức lao động thì phải đáp ứng điều kiện gì? Nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động có bị trừ mức hưởng lương hưu không?

1. Luật sư tư vấn chế độ hưu trí

Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất để đáp ứng được như cầu của bản thân thì tuổi tác và sức khoẻ của người lao động bị giảm sút theo thời gian, đến một lúc nào đó họ sẽ không còn khả năng lao động. Để đảm bảo lợi ích cho người lao động khi họ hết tuổi lao động và giúp họ có nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định, Nhà nước đã ban hành các quy định về chế độ bảo hiểm hiểm xã hội hưu trí.

Chế độ hưu trí có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lao động đến tuổi nghỉ hưu, không còn hoặc bị hạn chế khả năng lao động. Tuy nhiên, để người lao động được hưởng chế độ hưu trí thì người đó phải đáp ứng những điều kiện theo quy định pháp luật như về tuổi, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội,…Trường hợp bạn có vướng mắc liên quan đến chế độ hưu trí thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Sư Toàn Quốc hoặc gọi Hotline0926 220 286 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn về chế độ hưu trí khi nghỉ hưu trước tuổi do mất sức

Nội dung yêu cầu tư vấn: Em xin kính chào các anh, chi trong Luật Sư Toàn Quốc. Em xin giới thiệu em tên là Lan, em làm việc trong một Trường cao đẳng nghề, em xin được hỏi trường hợp về hưu trước tuổi, xin các anh, chị trả lời giúp em với ah

Trường em có một anh giảng viên, anh ấy sinh năm 1964 (tính đến 2015 là được 51 tuổi), đến hết tháng 6/2015 anh ấy vừa tròn 20 năm đóng BHXH, bây giờ anh ấy muốn về hưu trước tuổi theo chế độ suy giảm khả năng lao động.

Em xin anh chị trong Luật Sư Toàn Quốc hướng dẫn cho em với ạ.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về điều kiện nghỉ hưu trước tuổi.

Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 về Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.

Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;

2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

Như vậy, anh giảng viên cần đảm bảo đủ các điều kiện: có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, đủ 50 tuổi hoặc có đủ 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì sẽ được nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Điều 51.

Về thủ tục giảm định suy giảm sức khỏe được Thông tư số 07/2010/TT-BYT quy định như sau:

“…3. Giám định để thực hiện chế độ hưu trí trước tuổi quy định

a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, cơ quan BHXH cấp tỉnh cấp giấy giới thiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Tóm tắt hồ sơ của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

Thứ hai, về mức hưởng lương hưu hằng tháng.

Điều 52  quy định về Mức lương hưu hằng tháng

1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.

3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.”

Khi nghỉ hưu trong trường hợp này, anh giảng viên sẽ hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50. Cụ thể mức thấp hơn trong trường hợp này là sẽ bị giảm trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.

Theo đó, anh giảng viên đã có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, mức hưởng bảo hiểm tương ứng sẽ là 45% + (2% x 5 ) = 55% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Song tính đến 2015, anh giảng viên mới chỉ 51 tuổi, bởi vậy số năm nghỉ hưu trước tuổi là 9 năm. Tương ứng với tỷ lệ giảm trừ lương hưu trước tuổi là 9%. Như vậy, mức hưởng lương hưu khi anh giảng viên 51 tuổi tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm sẽ là 46% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Thứ ba, thủ tục hưởng chế độ hưu trí.

Khi đã đảm bảo các điều kiện được hưởng chế độ hưu trí trong trường hợp nghỉ hưu trước tuổi, thì anh giảng viên cần chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ hưu trí.

Theo quy định tại Điều 119 Luật bảo hiểm xã hội 2006 thì Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm:

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Quyết định nghỉ việc đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội; đơn đề nghị hưởng lương hưu đối với người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa đối với người nghỉ hưu theo quy định tại Điều 51 của Luật này.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *