Tư vấn về lĩnh vực thương binh – xã hội

Tư vấn về lĩnh vực thương binh – xã hội

Sự chiến đấu anh dũng của lực lượng vũ trang như công an, quân đội trong chiến tranh và thời bình là điều mà mỗi người dân Việt Nam luôn phải trân trọng. Do đó, hệ thống pháp luật hiện nay luôn tạo điều kiện cho những cá nhân có công với cách mạng, có công trong quá trình giữ vững hòa bình và an ninh- trật tự xã hội để phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống. Đặc biệt, các chế độ ưu đãi cho thương binh, bệnh binh luôn được đặt lên hàng đầu.

1. Luật sư tư vấn.

Nếu bạn đang quan tâm đến các quy định pháp luật về người có công với cách mạng, thương binh, bệnh binh hoặc bất kì vấn đề nào liên quan đến pháp luật, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi qua hotline: 0926 220 286  để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

– Các đối tượng nào được hưởng chính sách của người có công với cách mạng.

– Tư vấn về các chế độ ưu đãi đối với bệnh binh

– Điều kiện để được công nhận là bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Để minh họa cho trường hợp này, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Tư vấn về lĩnh vực thương binh – xã hội

Thưa các anh chị công ty Luật Sư Toàn Quốc. Rất mong các anh chị giải đáp thắc mắc này cho gia đình tôi. cụ thể như sau:Bố tôi hiện đang hưởng chế độ mất sức lao động tỷ lệ mất sức lao động là 81%. Bố tôi là công nhân về nghỉ mất sức theo quyết định 236/HĐBT ngày 19/8/1985.Ttrong biên bản giám định khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa hà nam ninh năm 1985 ghi kết quả khám ông bị lao phế quản, ho ra máu, rối loạn thấn kinh tim, đau ngang thắt lưng do thoái hóa cột sống L1+2, toàn thân suy nhược, quyết định khả năng lăng lao động thuộc hạng A coi như mất 81% sức lao động theo tiêu chuẩn phân hạng mất sức lao động ban hành tại thông tư số 32/BYT-TT ngày 23/8/1976 đề nghị nghỉ công tác hưởng chế độ  Bố tôi có thời gian công tác ghi trong sổ mất sức là 19 năm 2 tháng. Bố tôi đồng thời là thương binh hạng A tỷ lệ thương tật là 31%. Bố tôi có thời gian được hưởng cả hai trợ cấp là 02 năm nhưng sau đó bị cắt, UBND xã nói là chỉ được hưởng 1 cái cao nhất, huyện thì bảo bố tôi chưa đủ 20 năm công tác (không có văn bản cho thôi hưởng). Tuy nhiên tôi tìm hiểu thấy bố tôi được hưởng cả hai trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp thương binh theo điều 2 khoan 2 mục a  nghị định 102/2002 và quyết định 60/HĐBT năm 1990. Như vậy bố tôi không được hưởng 2 chế độ là đúng hay sai. Nếu sai thì gia đình tôi phải làm thủ tục như thế nào và thời gian tính hưởng tiếp tục sau 2 năm bị cắt hay phải làm lại thủ tục đề nghị hưởng thêm theo thông tư 05/2013.Bác tôi là bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động 60%, Bác tôi đồng thời là thương binh hạng A tỷ lệ thương tật là 31%. Trong biên bản giám định khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa hà nam ninh năm 1984 ghi: trước đã khám tại hội đồng đoàn 586 ngày 20/11/1980 biên bản ghi thị lực giảm do viêm hoàng điểm cũ, VT gan đa…còn đầu đạn, viêm đại tràng mạn, VT phải…: TB 2/8 (chỗ … là do tôi không đọc rõ được chữ). Kết quả khám hiện tại vết thương thấu phổi ảnh hưởng…vết thương gan…và đau, viêm hoàng điểm, thị lực giảm, nhiễu, cơ thể gầy yếu. Quyết định của hội đồng là khả năng lao động thuộc hạng C coi như mất 60% sức lao động theo tiêu chuẩn phân hạng mất sức lao động ban hành tại thông tư số 32/BYT-TT ngày 23/8/1976 đề nghị hưởng chế độ bệnh binh. Như vậy bác tôi có được hưởng cả hai trợ cấp bệnh binh và trợ cấp thương binh hay không? nếu được thì thủ tục làm như thế nào và thời gian tính hưởng từ khi nào?XIn chân thành cảm ơn các anh chị. Chúc các anh chị sức khỏe, mãi là người bạn tin cậy của chúng tôi. Mong sớm nhận được hồi âm.   

Trả lời tư vấn: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Sư Toàn Quốc, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 31/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng:

“5. Đối với thương binh đồng thời là bệnh binh:

a) Trường hợp đã giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật thì được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh. Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.

b) Trường hợp đã giám định gộp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật:

Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu có thời gian công tác liên tục trong quân đội, công an từ đủ 15 năm trở lên hoặc chưa đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an nhưng cộng thời gian công tác thực tế trước đó có đủ 20 năm trở lên.

Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu sau khi đã trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn từ 41% trở lên, mức trợ cấp được hưởng theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động đã trừ

Được chọn hưởng một trong hai chế độ trợ cấp nếu sau khi đã trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn dưới 41%.

Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.

Như bạn trình bày, bố và bác của bạn giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật nên bố và bác bạn được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh.

Bố bạn có thể làm hồ sơ để hưởng thêm một chế độ theo quy định tại Nghị định 31/2013/NĐ-CP. Hồ sơ hưởng thêm chế độ thương binh theo quy định  tại Điều 29 và Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Điều 35 Nghị định này.

Hồ sơ hưởng chế độ thương binh

1. Giấy chứng nhận bị thương.

2. Biên bản giám định thương tật của Hội đồng giám định y khoa.

3. Quyết định cấp Giấy chứng nhận thương binh, Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp thương tật.

Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi

1. Giấy chứng nhận bệnh tật.

2. Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng giám định y khoa.

3. Quyết định cấp Giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp bệnh tật.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *