Tư vấn về phụ cấp làm việc trong môi trường độc hại nặng nhọc

Kính gửi Văn phòng luật Toàn Quốc. Tôi có một việc như sau cần các luật gia giải đáp giúp về vấn đề làm việc trong môi trường độc hại, nội dung như sau. Tôi tốt nghiệp trường trung cấp điện năm 1986 và được phân công về công tác tại nhà máy nhiệt điện A. theo quy định của nhà nước tại thời điểm đó tôi phải tập sự 18 tháng (học việc) sau đó thi chức danh cụ thể, trong thời gian tập sự tôi được hưởng 80% lương bậc 3/7 không có phụ cấp (tương đương 39,99 đồng).

Hiện nay theo quy định mới công việc mà tôi đang làm được xếp vào nhóm ngành độc hại nặng nhọc. Vậy tôi xin hỏi thời gian 18 tháng tập sự khi mới về nhà máy có được hưởng thời gian lao động nặng nhọc độc hại không. Tôi mong các luật gia tận tình giải đáp cụ thể giúp, nếu có văn bản của nhà nước quy định thì gửi cho tôi theo địa chỉ: nplh…@gmail.com càng sớm càng tốt Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời: Luật Sư Toàn Quốc xin tư vấn cho bạn như sau:

Vì bạn không nói rõ cách tính thời gian lao động trong môi trường độc hại, nguy hiểm để hưởng chế độ gì nên chúng tôi chỉ đưa ra một số căn cứ pháp luật quy định về cách tính thời gian lao động độc hại, nguy hiểm để hưởng một số chế độ như sau:

Theo quy định tại Mục I Thông tư 07/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức thì phạm vi và đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm bao gồm:

1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

2. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

Đồng thời, theo Điểm a Khoản 3 Mục 2 Thông tư này cũng quy định thời gian để tính phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có cácyếu tố độc hại, nguy hiểm.

Như vậy, trong thời gian tập sự bạn có làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm  thì thời gian tập sự vẫn được tính vào thời gian để tính phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 50 Luật bảo hiểm xã hội về điều kiện hưởng lương hưu thì:

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;

b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.

2. Người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an nhân dân có quy định khác;

b) Nam từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữ từ đủ bốn mươi lăm tuổi đến đủ năm mươi tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. 

Như vậy, thời gian bạn tập sự vẫn được tính vào thời gian công tác trong môi trường độc hại, nguy hiểm để hưởng chế độ lương hưu.

————-

Câu hỏi thứ 2 – Khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật của doanh nghiệp đối với người lao động?

Chào luật sư!  Chuyện là trong 1 đêm em làm ca đêm 6h sáng là hết giờ về. Sau khi dọn dẹp xong mọi thứ thì khoảng 5h55p do em hơi bùn ngủ nên có ngục đầu xuống bàn 1 lát để chờ hết giờ để về. Vừa lúc đó thì có cán bộ đài loan đến chụt hình em. Trong khi mọi ngày là 5h50p tất cả các chuyền đều đã ngừng hoạt động chuẩn bị vệ sinh để về. Trong khi thời gian em bị chụp hình là lúc mọi người đã dừng việc để đi rửa tay rất đông. Em bị sa thải với lý do ngủ trong giờ làm việc như vậy đúng hay sai thưa luật sư. Em có quyền khiếu nại không ại. Xin luật sư tư vấn giúo em. Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải. Cụ thể:

Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Theo đó, đối chiếu căn cứ xử lý hình thức lỷ luật sa thải theo quy định trên thì việc doanh nghiệp lấy lý do “ngủ trong giờ làm việc” để ra quyết sa thải là trái với quy định pháp luật. Nên để đảm bảo quyền lợi của mình thì bạn có quyền có khiếu nại gửi công ty hoặc gửi Phòng lao động thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *