Tư vấn về thời gian tính trợ cấp thôi việc

Luật sư cho em hỏi về trường hợp người lao động làm việc tại những nơi làm việc khác nhau thì thời gian để tính trợ cấp thôi việc xác định như thế nào? cụ thể: Công ty của em là công ty cổ phần từ năm 2002, trước đây là công ty Nhà nước. Công ty em có ông Hlàm việc tại công ty từ 1/6/1977 đến 01/6/1990 là 13 năm. Sau đó ông H chuyển sang làm việc cho Công ty V.

Đến tháng 5/2015 ông Hồng nghỉ hưu và Công ty V có chi trả trợ cấp thôi nghiệp cho ông H kể cả thời gian làm việc tại công ty em. Sau đó Công ty V có đề nghị công ty em chi trả lại tiền trợ cấp thôi việc mà công ty V đã chi trả cho ông H. Xin luật sư cho em hỏi như vậy có đúng không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Sư Toàn Quốc, trường hợp của bạn có hướng giải quyết như sau:

Khoản 2 Điều 48 Bộ luật lao động 2012 quy định:

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc”.

Việc công ty V chi trả trợ cấp thôi việc cho ông H thì chỉ tính thời gian ông H đã làm việc cho công ty V chứ không tính thời gian làm việc tại công ty bạn. Quyền yêu cầu tiền trợ cấp thôi việc là quyền của người lao động, pháp luật không quy định công ty V có quyền làm như vậy. Ngoài ra việc ông H đã chấm dứt hợp đồng với công ty bạn từ năm 1990, pháp luật lao động thời điểm đó không quy định về trợ cấp thôi việc nên công ty bạn không phải trả trợ cấp thôi việc cho ông H.

——————-

Câu hỏi thứ 2 – Mượn CMND của người khác khai báo đóng BHXH và bị trùng thì giải quyết như thế nào?

Xin chào luật sư! Năm 2011 cô tôi có lấy hồ sơ của em gái để nộp hồ sơ đi làm công ty sau đó năm 2015 em gái của cô cũng làm hồ sơ và nộp vào 1 công ty khác (hai công ty cùng Huyện) đến tháng 12/2017 bảo hiểm đồng bộ thì phát hiện ra 1 người đứng 2 tên sổ bảo hiểm nên đã gọi cô tôi lên và biêt là cô đi mượn hồ sơ lên đã cho cô thôi việc. Hiện tại sổ bảo hiểm của cô tôi, cô đang giữ Tôi muốn hỏi như vậy cô tôi có thể mang sổ bảm hiểm đi làm thủ tục 1 lần được không? và có ảnh hưởng gì đến em gái cô đang đóng bảo hiểm tại công ty khác không Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Công văn 555/BHXH-THU thì sổ BHXH của người lao động được cấp lại trong các trường hợp sau:

“+ Bị mất, bị hỏng (rách, mờ…);

+ Mượn hồ sơ tham gia BHXH;

…”

Theo quy định trên thì trường hợp mượn hồ sơ tham gia BHXH thì được giải quyết cấp lại sổ bảo hiểm xã hội và điều chỉnh đúng thông tin cá nhân. Do vậy, người cô có thể liên hệ tới cơ quan BHXH ở địa phương nơi cuối cùng đóng BHXH làm thủ tục thay đổi thông tin cá nhân trên sổ BHXH đúng với thông tin của mình. 

Thủ tục như sau:

– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản);

– Tờ khai tham gia BHXH cũ để thu hồi (02 bản);

– Giấy cam đoan của người cho mượn hồ sơ, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (mẫu 02-GCĐ/SBH);

– Sổ BHXH (mẫu cũ) hoặc tờ bìa sổ BHXH;

– Các trang tờ rời sổ BHXH;

Sau khi điều chỉnh đúng thông tin, nếu có nhu cầu rút BHXH 1 lần thì người cô có quyền thực hiện thủ tục rút BHXH 1 lần khi đủ điều kiện tại Điều 60 Luật BHXH 2014. Việc mượn hồ sơ đóng BHXH không ảnh hưởng tới quá trình đóng BHXH của người em gái.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *