Tư vấn về trường hợp nghỉ việc theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP

Thưa luật sư. Tôi sinh năm 1961, nguyên là chủ tịch HĐQT, kiêm GS điều hành, người đại diện vốn Nhà nước (51%) tai công ty, 12/2012 tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước đãi bán phần vốn tại công ty, đơn vị cũ không bố trí công việc cho tôi, mà tôi cũng làm đơn lên UBND tỉnh, sở Nội vụ, sở giao thông nhưng không bố trí được, nay tôi nộp bảo hiểm ở một đơn vị tư nhân.

Vậy nay xin hỏi luật sư trường của Tôi có được hưởng nghỉ chế độ theo nghị định 108 của chính phủ không, nếu được thì làm thủ tục từ đâu?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Về chế độ nghỉ hưu theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP

Theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP Về chính sách tinh giản biên chế

Các trường hợp tinh giản biên chế

“4. Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu dôi dư do thực hiện cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp công lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của các nông, lâm trường quốc doanh dôi dư do sắp xếp lại theo quy định của Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh.”

Như vậy bác đã có đủ điều kiện để được hưởng các chế độ nghỉ việc theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP về tinh giản biên chế.

Về thủ tục

Để được hưởng các chế độ theo Nghị định 108 bác cần gửi hồ sơ tới cơ quan bảo hiểm xã hội bao gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội

– Quyết định nghỉ việc đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội

– Đơn đề nghị hưởng lương hưu và các chế độ theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP

———————

Câu hỏi thứ 2 – Thời gian tính đóng Bảo hiểm xã hội?

Chào luật sư, tôi là nguyễn minh nam tôi nhập ngũ tháng 7/1984 đến tháng 12/1987 tôi xuất ngũ sau 10 năm tôi mới xin được làm việc ở  một doanh nghiệp nhà nước vậy tôi muốn hỏi cty luật gia minh tư vấn giúp,tôi trong thời gian tôi làm việc tại cơ quan đến nay tôi có được công nối bảo hiểm không và nếu được cộng nối thì phải cần những thủ tục và giấy tờ gì tôi mong cty luật minh gia hướng dẫn giúp tôi.

Luật sư tư vấn:

Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Luật Sư Toàn Quốc, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh chúng tôi đã tư vấn như sau:

Khoản 6 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

6. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân, và công an nhân dân”.

Theo quy định trên thì cần phải xác định khi anh xuất ngũ đã được hưởng trợ cấp xuất ngũ hay chưa? Nếu đã được hưởng trợ cấp xuất ngũ thì thời gian anh công tác từ tháng 7/1984 đến tháng 12/1987 sẽ không được tính là thời gian đóng BHXH.

Anh tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *