Tư vấn xử lý hành vi trộm cắp tài sản của công ty

Tục ngữ có câu: “Bần cùng sinh đạo tặc” có nghĩa khi người ta nghèo khó, cùng quẫn thì nảy sinh trộm cắp. Ngày nay, kinh tế – xã hội đã có nhiều đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của người dân qua đó cũng được cải thiện, song vấn nạn trộm cắp vẫn hoành hành gây nên nỗi ám ảnh cho người dân. Do đó Luật xử lý vi phạm hành chính và Luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 đã quy định hình thức xử phạt, truy cứu trách nhiệm rõ ràng đối với hành vi này.

1. Luật sư tư vấn về xử lý hành vi trộm cắp tài sản

Để đấu tranh nhằm giảm thiểu hành vi trộm cắp tài sản là một điều hết sức khó khăn, đó không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà là của cả xã hội. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nhưng phần lớn là những người không có việc làm ổn định, thường xuyên tụ tập, chơi bời mà không tập trung lao động, sản xuất. Bên cạnh đó, phần lớn những người thực hiện hành vi này đã từng ít nhất một lần phạm tội khác. Chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với nhiều tội phạm thực hiện hành vi này và trong số họ có nhiều câu chuyện hết sức cảm động do tác động của hoàn cảnh gia đình, do sự xa lánh của xã hội đối với những người từng chấp hành án. Chúng tôi hiểu và cảm thông nhưng đồng thời cũng lên án hành vi này một cách quyết liệt.

Trộm cắp tài sản đã và đang là nỗi sợ hãi của nhiều người dân khi đã từng là nạn nhân của hành vi này. Tuy nhiên, họ không biết phải trình báo đến cơ quan nào là nhanh nhất, không biết xử lý tình huống đó ra sao, hay không biết cung cấp chứng cứ gì cho cơ quan nhà nước có nhiệm vụ tiến hành điều tra. Vì vậy, nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotline 0926 220 286 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Bên cạnh đó, để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Sư Toàn Quốc xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Tư vấn xử lý hành vi trộm cắp tài sản công ty.

Nội dung đề nghị tư vấn:

Kính chào luật sư! Tôi phạm tội trộm cắp tài sản công ty. Trị giá khoảng 24 tr đồng. Sau đó. Tôi đã làm đơn nhận lỗi. Và bồi thường hoàn trả. Sau đó tôi nhận được quyết định sa thải tính tới nay là 18 ngày. Hôm nay tôi lại nhận được điện thoại từ công ty. Bảo tôi vẫn còn trộm trước đó chưa giải quyết hết. Báo là có kiểu cách giống như tôi làm. Sau đó bảo tôi phải chịu trách nhiệm mà không có lý do. Chỉ dựa vào những tình tiết trước mà kết luận. Giờ tôi phải làm sao tôi rất khổ tâm. Liệu tôi có còn phải chịu liên đới pháp luật nữa không có phải chịu trách nhiệm những phát sinh sau đó không? Mong tin của luật sư. Chân thành cảm ơn công ty luật Toàn Quốc!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, liên quan đến vấn đề của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

– Thứ nhất: Về việc xử lý hành vi trộm cắp tài sản của công ty:

Điều 138 Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 1999) quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:

“Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

Theo Điều 126 Bộ luật lao động 2012:

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động”

Khoản 2 điều 123 bộ luật lao động 2012 quy định:

“Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỉ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động”

Theo dữ kiện được cung cấp, bạn đã làm đơn nhận lỗi, bồi thường và hoàn trả tài sản cho công ty, công ty cũng không truy cứu trách nhiệm hình sự, và đã có quyết định sa thải bạn. Do đó, bạn đã bị xử lý kỉ luật đối với hành vi trộm cắp 24 triệu của mình. Trừ khi số tiền bạn đã lấy trên thực tế lớn hơn 24 triệu hoặc bạn còn thực hiện những hành vi khác vi phạm pháp luật cũng như nội quy công ty, còn bạn sẽ không phải chịu thêm trách nhiệm đối với hành vi mà mình đã bị kỉ luật.

– Thứ hai: Trách nhiệm với số tiền bị trộm chưa giải quyết hết:  

Việc xử lý kỉ luật đối với người lao động phải đáp ứng nguyên tắc, trình tự thủ tục được quy định tại điều 123 Bộ luật lao động 2012 như sau :

“a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản”.

Như vậy, để có thể bắt bạn phải chịu trách nhiệm đối với số tài sản chưa giải quyết hết, có thể hiểu là nằm ngoài số tài sản 24 triệu mà bạn đã phải chịu trách nhiệm, bị xử lý kỉ luật, công ty phải đưa ra được những bằng chứng, chứng minh bạn đã có hành vi trộm cắp số tài sản đó. Và trong trường hợp này, nếu công ty chỉ dựa vào việc: cách thức tiến hành giống như bạn đã làm, thì chưa đủ căn cứ chứng minh bạn là người đã trộm số tài sản đó.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *