Nghỉ việc sau bao lâu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Luật sư tư vấn về điều kiện, cách tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp người lao động nghỉ việc và dừng tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Luật Sư Toàn Quốc cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, chúng tôi luôn nhận thức đầy đủ về trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của mình và cam kết không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ trong các hoạt động tư vấn pháp lý, cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Để được tư vấn cụ thể mọi vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội; hoặc trường hợp anh/chị cần được hỗ trợ về soạn thảo hợp đồng lao động, soạn thảo nội quy lao động, soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp về lao động, hãy liên hệ tới chúng tôi theo Holine 0926 220 286 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Dưới đây là một nội dung tư vấn đã được Luật Sư Toàn Quốc tư vấn dựa trên các yêu cầu của khách hàng. Anh/chị có thể tham khảo để giải quyết vướng mắc của mình.

Nội dung yêu cầu tư vấn của khách hàng: Em có tham gia BHXH được 13 tháng  từ tháng 06/2016 đến tháng 06/2017, tức là đầu tháng 7/2017 là em chính thức nghỉ việc và không tiếp tục đóng BHXH nữa, giờ em muốn nhận BHXH 1 lần thì đăng kí vào tháng mấy 2018 thì được. Em có tính thử tiền BHXH 1 lần em nhận được, nhờ luật sư kiểm tra giùm em có đúng không ạ.

Tháng 06/2016 đến tháng 12/2016 mức đóng là : 3.745.000 x 7 = 26.215.000 đồng Tháng 01/2017 đến tháng 06/2017 mức đóng là : 4.013.000 x 06 = 24.078.000 đồng  Tổng thời gian đóng là : 7+6 = 13 tháng Tổng lương đóng là : 26.215.000+24.078.000 =  50.293.000 đồng Lương bình quân = 50.293.000/13=3.868.000

Thời gian đóng bảo hiềm 1,5 năm. Trợ cấp 1 lần 3.868.000 x 1,5 x 2 = 11.604.000.

Mong nhận hồi đáp sớm từ phía luật sư. Em xin chân thành cảm ơn

Nội dung tư vấn. Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Sư Toàn Quốc, trường hợp này chúng tôi tư vấn như sau:

Điểm c, khoản 1 Điều 8  Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động có quyền hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Như vậy, bạn nghỉ việc từ tháng 1/7/2017, nếu bạn không tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội sau 1 năm nghỉ việc thì kể từ ngày 1/7/2018, bạn có quyền nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi bạn cư trú.

Về cách tính bảo hiểm xã hội một lần:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi, được tính 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng.

Như vậy, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của bạn là 13 tháng, trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm. Như vậy, trường hợp này bạn được hưởng BHXH một lần là 3 tháng bình quân tiền lương.

Theo thông tin bạn trình bày thì bạn chỉ đang cộng toàn bộ tiền lương đóng BHXH và chia đều cho số tháng tham gia đóng BHXH. Tuy nhiên, nếu người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Theo thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH quy định hệ số điều chỉnh tiền lương của năm 2016 là 1.06, năm 2017 là 1.00.

Như vậy tổng tiền lương của năm 2016 l (từ tháng 06/2016 đến tháng 12/2016 mức đóng là 3.745.000 đồng): 3.745.000 x 7 x1.06 = 27. 787. 900 đồng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư Toàn Quốc về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *